Top 10 thiết bị điện dân dụng được liệt kê dưới đây hầu hết đều là những thiết bị vô cùng cần thiết mà mỗi hộ gia đình đều có. Hãy cùng điểm qua xem bạn biết được bao nhiêu trong danh sách dưới này nhé.
1. Ổ cắm điện
Ổ cắm điện là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống điện dân dụng với chức năng chia sẻ và kết nối các thiết bị điện với nguồn điện.
Ổ cắm điện được thiết kế cố định trên một thiết bị nguồn hay cấu trúc để phích điện có thể cắm vào đó chia sẻ điện năng đến các thiết bị, giảm tải cho nguồn điện chính.
Với thiết kế chắc chắn, ổ cắm điện đảm bảo các kết nối đường truyền an toàn, giảm tiếp xúc của con người khi sử dụng điện và các thiết bị điện, cung cấp năng lượng hiệu quả.
Hiện nay, cách phân loại ổ điện phổ biến nhất là dựa vào dạng chân cắm như sau:
- Chân cắm kiểu A: cấu tạo gồm 2 lá kim loại có chiều dài và rộng cân xứng nhau.
- Chân cắm kiểu B: cấu tạo gồm 2 lá kim loại mỏng và 1 chấu kim loại hình trụ hoặc bán nguyệt.
- Chân cắm kiểu C: gồm 2 thanh kim loại nối đất có hình trụ tròn.
- Chân cắm kiểu D: gồm 3 chấu hình trụ trong được xếp hình tam giác, chấu ở giữa dài hơn có tác dụng nối đất.
2. Phích cắm điện
Phích cắm điện là đầu nối di động được gắn liền với một thiết bị điện bằng sợi cáp điện, giúp các thiết bị điện có thể hoạt động.
Ngoài chức năng là kết nối các thiết bị điện thì phích cắm điện còn bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện, giúp tránh được các sự cố gây nguy hiểm cho người dùng.
Đây là 2 loại phích căm được dùng phổ biến nhất trong hệ thống điện dân dụng:
- Phích cắm loại 2 chấu không nối đất, điện áp phổ biến thường từ 100V – 240V, và kèm theo là ổ cắm có số khe tương ứng.
- Phích cắm loại 3 chấu có nối đất, điện áp phổ biến là 220V – 240V, dòng điện trong khoảng 2.5A – 16A.
3. Công tắc điện
Công tắc điện dân dụng được sử dụng để đóng hoặc ngắt dòng điện trong mạch, mỗi một ứng dụng điện và điện tử đều sử dụng ít nhất một công tắc để thực hiện thao tác tắt bật.
Một số loại công tắc điện được nêu dưới đây đều đang được sử dụng phổ biến như:
- Công tắc điện 1 chiều: công tắc gồm có 2 cực là 1 cục động và 1 cực tĩnh, được lắp đặt dành cho những mạch điện có công suất vừa và nhỏ. Ví dụ như chỉnh bật tắt thiết bị đèn, tivi, quạt,…
- Công tắc điện 2 chiều: hay còn gọi là công tắc điện 3 cực với cấu tạo gồm 3 tiếp điểm. Thường được sử dụng với những mạch điện tòa nhà cao tầng, cầu thang,…
- Công tắc dimmer đèn, quạt: loại công tắc này có chức năng chính là điều chỉnh tăng giảm dòng điện đi qua thiết bị đó. Từ đó độ sáng của đèn hay tốc độ của quạt cũng sẽ thay đổi theo.
- Công tắc cảm ứng thông minh: loại công tắc này có khả năng tự động mở hoặc tắt, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào phím cảm ứng hoặc điều khiển thiết bị thông minh qua các ứng dụng có kết nối internet.
- Công tắc điện on/off: công tắc này mặc dù khá phổ biến nhưng lại bất lợi vì nếu khi mất điện bạn sẽ khó nhận biết được ký hiệu on/off để biết được công tắc này đang bật hay tắt.
4. Aptomat
Aptomat hay còn gọi là CB (Circuit Bkeaker), được định nghĩa là một thiết bị đóng ngắt tự động có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện.
Aptomat được chia theo nhiều chức năng, hình dạng và kích thước khác nhau. Nhưng để chọn được Aptomat phù hợp bạn cần lưu ý đến công suất ở từng thiết bị.
Một ví dụ đơn giản nhất khi lựa chọn aptomat cho máy điều hòa dựa theo công suất:
- Điều hòa 9000Btu – 2637 W: Chọn aptomat 8 – 12A
- Điều hòa 12000Btu – 3516 W: Chọn aptomat 16 – 20A
- Điều hòa 18000Btu – 5300 W: Chọn aptomat 20 – 30A
- Điều hòa 24000Btu – 7032 W: Chọn aptomat trên 30A
5. Đèn LED chiếu sáng
Đèn LED là một thiết bị mà không thể nào thiếu được trong danh sách các thiết bị điện dân dụng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đèn sinh hoạt của người dân.
Có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn đèn LED: lựa chọn theo công suất của đèn, màu sắc của đèn, mục đích sử dụng của đèn, không gian cần lắp đặt,…
Nếu bạn vẫn đang chưa biết lựa chọn thương hiệu nào cho các thiết bị chiếu sáng trong gia đình thì có thể tham khảo qua Philips, Panasonic, Paragon, MPE,…
6. Quạt điện
Hầu hết ở mỗi hộ gia đình đều sẽ có ít nhất 1 cây quạt, dù đó là quạt cây, quạt trần hay quạt treo tường,… Nhiều gia đình có mức sống cao hơn thì sẽ chọn những cây quạt thông gió, quạt hút mùi,… để đảm bảo sức khỏe.
7. Thiết bị đóng cắt
Thiết bị đóng cắt là một tổ hợp gồm các thiết bị đóng cắt điện có chức năng được hiểu giống như tên gọi của nó. Tóm gọn như đóng cắt, điều khiển, đo, điều chỉnh, cách ly và bảo vệ mạch điện và các thiết bị.
Có thể kể đến một số thiết bị đóng cắt hạ thế phổ biến như:
- Bộ ngắt mạch dùng dầu (OCB)
- Bộ cách ly không tải
- Cầu chì HRC
- Aptomat chống giật (ELCB)
- Máy cắt không khí (ACB)
- Bộ cầu chì chuyển mạch (SFU)
- Thiết bị chống dòng rò (RCCB) & RCBO)
- CB tép (MCB) và CB khối (MCCB)
- …
8. Dây điện
Để sử dụng được tất cả các thiết bị vừa kể trên thì bạn cần có một hệ thống dây điện để truyền tải được dòng điện đến các thiết bị.
Dựa vào mạch điện của mỗi gia đình mà sẽ có những lựa chọn dây điện riêng để phù hợp. Dưới đây là một số loại dây điện mà bạn có thể tham khảo:
- Dây điện đơn: là loại dây thường được sử dụng trong hệ thống điện trong nhà có tiết diện dây dẫn không quá 10mm2.
- Dây điện mềm: nó gần giống với dây đơn, khác ở chỗ lõi dẫn điện dây đơn mềm có nhiều sợi nhỏ được làm từ nhiều sợi đồng hoặc nhôm có đường kính khoảng 2mm.
- Dây điện đôi: có cấu tạo mềm, dẻo được tạo thành từ những sợi đồng nhỏ có kích thước 0,2mm. Lớp vỏ cách điện được làm từ nhựa PVC hoặc cao su lưu hóa.
- Dây xoắn mềm: loại dây này có độ dẻo cao hơn so với dây đôi với nhiều lớp cách điện. Đây là sản phẩm có độ an toàn cao nên thường được dùng chế tạo nhiều thiết bị điện.
9. Ống luồn dây điện
Ống luồn dây điện là một loại ống dùng để luồn dây điện vào bên trong, bảo vệ dây điện tránh những tác động từ môi trường bên ngoài.
Ống luồn dây điện trong hệ thống điện dân dụng vẫn chưa phổ biến nhiều so với điện công nghiệp. Nhưng nếu bạn muốn có một hệ thống điện an toàn thì có thể cân nhắc để đầu tư.
Một vài ống luồn điện bạn có thể tham khảo qua như: ống luồn dây điện vuông, ống gen ruột gà, ống nhựa cứng, ống thép luồn dây điện IMC, ống thép luồn dây điện EMT, ống thép luồn dây điện RSC, ống ruột gà lõi thép, ống ruột gà lõi thép kín nước, ống ruột gà bọc inox,…
10. Tủ điện
Tủ điện trong dân dụng phổ biến nhất vẫn là loại tủ điện âm tường. Với kích thước nhỏ gọn, bảo vệ vừa đủ đối với các thiết bị trong nhà.
Tủ điện âm tường được sử dụng để chứa các thiết bị điện, cầu dao, aptomat,… Loại tủ này được thiết kế đa dạng kích thước, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.
>>> Xem thêm: Vật tư thiết bị điện công nghiệp