Tiết diện dây dẫn là gì?

Bất kỳ ai đi mua dây dẫn cũng đều quan tâm đến thông số quan trọng nhất: tiết diện. Vậy tiết diện dây dẫn là gì? Bảng nào để tra tiết diện dây dẫn theo công suất? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hoàng Vina nhé!

Tiết diện dây dẫn là gì?

Tiết diện dây dẫn chính là diện tích mặt cắt vuông góc với dây dẫn. Đây là khái niệm khá phổ biến mà không hẳn ai cũng rõ.

Tiết diện dây dẫn
Tiết diện dây dẫn

Tiết diện dây dẫn được tính bằng đơn vị mm2.

Lựa chọn chính xác thông số tiết diện sẽ giúp việc truyền tải điện năng được tốt nhất. Cùng tham khảo cách tính và bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất dưới đây.

Bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất

Căn cứ vào mật động dòng điện kinh tế, người ta tạo ra bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất. Mật độ dòng điện kinh tế được tính theo công thức:

S = I/jkt, trong đó:

  • S: Là tiết diện dây dẫn (đơn vị tính mm2).
  • I: Dòng điện trung bình qua phụ tải. Hay dòng điện tính toán lớn nhất của đường dây trong chế độ làm việc bình thường có tính đến tăng trưởng phụ tải theo quy hoạch, không kể đến dòng điện tăng do phải cắt điện để sửa chữa bất kỳ phần tử nào trên lưới hay sự cố hệ thống.
  • Jkt: Là mật độ dòng điện kinh tế:

Mật độ dòng điện kinh tế được biểu thị ở bảng sau:

 

Vật dẫn điện

Mật độ dòng điện kinh tế (A/mm2)
Số giờ sử dụng phụ tải cực đại trong năm (h)
Trên 1000-3000Trên 3000-5000Trên 5000
Thanh và dây trần:

  • Đồng
  • Nhôm
 

2,5

1,3

 

2,1

1,1

 

1,8

1,0

Cáp cách điện giấy, dây bọc cao su hoặc PVC:

  • Ruột đồng
  • Ruột nhôm
 

 

3,0

1,6

 

 

2,5

1,4

 

 

2,0

1,2

Cáp cách điện cao su hoặc nhựa tổng hợp:

  • Ruột đồng
  • Ruột nhôm
 

 

3,5

1,9

 

 

3,1

1,7

 

 

2,7

1,6

Bảng biểu thị mật độ dòng điện kinh tế

 

Tuy nhiên, có một số trường hợp không dựa vào mật độ dòng điện kinh tế để lựa chọn tiết diện dây dẫn:

  • Lưới phân phối điện áp đến 1kV và lưới chiếu sáng đã chọn theo tổn thất điện áp cho phép.
  • Lưới điện công trình công nghiệp hay xí nghiệp đến 1kV có số giờ phụ tải cực đại đến 5000h.
  • Dây dẫn đến biến trở, điện trở khởi động.
  • Thanh cái mọi cấp điện áp.
  • Lưới điện tạm thời và lưới điện có thời gian sử dụng dưới 5 năm.

Như vậy, bên cạnh mật độ dòng điện kinh tế còn một số điều kiện khác quyết định việc chọn tiết diện dây dẫn:

*Điều kiện vầng quang

Uvq >= Udmht, trong đó:

  • Uvq: Là điện áp tới hạn có thể phát sinh vầng quang
  • Udmht: Là điện áp định mức của hệ thống.

Trong điều kiện thời tiết khô ráo, sáng, nhiệt độ xung quanh là 25 độ C, áp suất không khí đạt trong khoảng 750-760 mmHg, khi đó dây dẫn ba pha được bố trí trên đỉnh của một tam giác (có giá trị Uvq) thì chúng ta sử dụng công thức sau:

Uvq = 84.m.r.lg a/r (kV), trong đó:

  • m: là hệ số xét đến độ xù xì của dây dẫn.
  • r: Là bán kính ngoài của dây dẫn.
  • a: Là khoảng cách giữa các trục dây dẫn.

– Đối với dây 1 sợi: thanh dẫn để lâu ngày trong không khí m = 0,93 – 0,98

– Đối với dây nhiều sợi xoắn lấy nhau: m = 0,83 – 0,8

*Điều kiện phát nóng lâu dài

Icpbt >= Icb = Ilvmax, trong đó:

  • Icpbt: Là dòng điện cho phép bình thường. Giá trị Icpbt được hiệu chỉnh theo nhiệt độ.
  • Icb: Là dòng điện cưỡng bức.
  • Ilvmax: Là dòng điện làm việc cực đại

Dưới đây là bảng tra tiết diện dây dẫn

Range of rated current (dòng điện định mức làm việc)Conductor cross – sectional area (tiết diện dây dẫn)
AMm2AWG/MCM
081,018
8121,516
12152,514
15202,512
20254,010
25326,010
3250108
5065166
6585254
85100353
100115352
115130501
130150500
1501757000
17520095000
200225950000
225250120250
250275150300
275300185350
300350185400
3504002401500

Bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất

Bài viết này chia sẽ khái niệm tiết diện dây dẫn và bảng tiết diện dây dẫn theo công suất. Hi vọng sẽ giúp các bạn chọn được loại dây dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm bài viết: Bảng tra tiết diện dây dẫn đầy đủ và thông tin chi tiết hơn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956