Motor giảm tốc là gì? Cấu tạo và nguyên lý

Motor giảm tốc là gì? Cấu tạo và nguyên lý của Motor giảm tốc sẽ được tổng hợp qua bài viết sau đây. 

1. Motor giảm tốc là gì?

Motor giảm tốc là gì?

Motor giảm tốc hay còn được gọi là động cơ giảm tốc, motor hộp số, động cơ hộp số… Đây là loại động cơ điện có tốc độ thấp. Tốc độ của motor giảm tốc đã giảm đi rất nhiều có thể là 1/2, 1/3 1/4, 1/5, 1/8, 1/10, 1/15,… so với những động cơ thông thường có cùng số cực và công suất.

Khi động cơ này quay với tốc độ chậm thì lực mà nó sản sinh ra sẽ lớn mạnh hơn.

2. Cấu tạo Motor giảm tốc

Ngay từ tên gọi chúng ta đã thấy được cấu tạo của loại động cơ này. Động cơ giảm tốc bao gồm 2 phần đó động cơ điện và hộp số giảm tốc. Cấu tạo chi tiết của 2 phần này như sau:

Cấu tạo Motor giảm tốc

Động cơ điện

Động cơ điện là thiết bị điện sử dụng điện để hoạt động, động cơ điện được phân ra làm hai loại là:

  • Động cơ điện xoay chiều 1 pha
  • Động cơ điện xoay chiều 3 pha

Động cơ điện của motor giảm tốc được cấu tạo với 2 bộ phận chính là roto và stato. Trong đó roto là phần động có hình trụ được cấu tạo bởi những vòng dây dẫn điện cuốn trên một lõi thép. Còn stato là phần tĩnh được cấu tạo bởi những cuộn dây điện 3 pha quấn trên các lõi sắt và được xếp trên 1 vành tròn (mâm tròn).

Động cơ điện sử dụng điện năng chuyển hóa thành cơ năng, giúp vận hành các thiết bị và máy móc như: băng chuyền, máy bơm nước, quạt điện, cẩu trục,… Đa số các loại động cơ điện hiện nay đều đạt chuẩn IE2, IE3,..

Hộp số giảm tốc

Hộp giảm tốc là bộ phận có chứa bộ truyền động với trục vít và bánh răng… để làm giảm tốc độ của vòng quay.

Nguyên lý hoạt động của hộp giảm tốc là nguyên lý của cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp với tỷ số truyền không đổi. Điều này làm giảm vận tốc góc và tăng mô men xoắn. Vị trí của hộp giảm tốc là ở giữa động cơ điện và tải.

Hiểu một cách đơn giản là cốt của động cơ điện sẽ được nối với hộp giảm tốc đồng thời cốt của hộp giảm tốc sẽ được gắn với tải (đai, nối cứng, xích).

Vậy khi nào thì cần dùng tới hộp giảm tốc?

Khi số vòng quay mong muốn quá nhỏ so với các động cơ điện thông thường đang được sử dụng ( tốc độ động cơ thông thường là 2900 rpm, 1450 rpm, 960 rpm).

3. Nguyên lý hoạt động của Motor giảm tốc

Nguyên lý hoạt động của Motor giảm tốc

Động cơ giảm tốc hoạt động theo nguyên lý 1 lý đó là muốn làm cho số vòng quay của động cơ nhỏ đi cẩm phải lắp thêm hộp số giảm tốc vào động cơ điện.

Điều này cũng giúp cho người dùng có thể linh hoạt trong việc làm thay đổi số vòng trục quay.

Bên cạnh đó còn có một số nhân tố nữa cần nhắc đến đó là momen xoắn. Số vòng quay và momen xoắn của động cơ điện điện là điều chúng ta khó có thể chế tạo theo ý muốn.

Người gọi đây là tỷ số truyền với vòng quay và số momen xoắn tỉ lệ nghịch với nhau.

4. Các loại Motor giảm tốc hiện nay

Các loại Motor giảm tốc hiện nay

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại động cơ giảm tốc khác nhau được sản xuất để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Dựa vào chỉ số điện áp và chức năng mà động cơ giảm tốc được chia loại như sau:

Dựa vào điện áp

  • Motor giảm tốc 3 pha: Điện áp từ 380V – 460V
  • Motor giảm tốc 1 pha: Điện 220V
  • Motor giảm tốc DC: Điện áp 12V, 24V
  • Motor giảm tốc điện 1 chiều: Điện áp 12V, 24V

Các cách phân loại động cơ giảm tốc khác

  • Động cơ giảm tốc theo tải bao gồm 4 loại là: Mini, tải nhẹ, tải trung và tải nặng.
  • Động cơ giảm tốc theo kiểu hướng trục có 2 loại là: Thẳng và vuông góc.
  • Động cơ giảm tốc theo cách chế tạo có 2 loại gồm: Cốt âm và cốt dương.

Phân loại theo khả năng truyền động và số lần giảm: 1 lần là cấp 1; 2 lần là cấp 2; 3 lần là cấp 3 (lưu ý là khi số lần giảm càng nhiều thì tốc độ sẽ càng chậm).

5. Ứng dụng của Motor giảm tốc

Ứng dụng của Motor giảm tốc

Hiện nay, motor giảm tốc được ứng dụng rất nhiều trong thực tế đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất công nghiệp của con người. Một số ứng dụng của động cơ giảm tốc phổ biến mà chúng ta có thể kể đến hiện nay đó là:

  • Ứng dụng  trong hoạt động khuấy các loại hóa chất như trộn xi măng, khuấy bùn, trộn điều các chất lỏng…
  • Ứng dụng trong công tác chăn nuôi thủy sản
  • Sử dụng cho những bể nước lớn trong công nghiệp
  • Sử dụng cho hệ thống gạt bùn của hệ thống xử lý nước xả thải hoá chất.
  • Ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất băng tải như: Dây truyền sản xuất thức ăn gia súc, xi mang, công nghệ thực phẩm…
  • Ứng dụng trong chế tạo cần trục, cầu cảng, máy xây dựng, máy móc trong các nhà máy sản xuất…

>>> Xem thêm: Servo motor là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956