Điện dân dụng là gì? Sự khác nhau giữa điện dân dụng và công nghiệp

Điện dân dụng là gì? Khi nhắc đến điện dân dụng thì hầu hết mọi người đều có thể hiểu được khái quát về hệ thống này. Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta vẫn đi sâu hơn để tìm hiểu về khái niệm, hệ thống, công việc liên quan cũng như cách phân biệt dòng điện dân dụng và dòng điện công nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé. 

1. Điện dân dụng là gì?

Điện dân dụng là hệ thống điện được sử dụng để vận hành các thiết bị có công suất nhỏ, tiêu thụ lượng điện năng ít. Ví dụ như: hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát, hệ thống điện trong nhà ở,…

Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay, là nơi cung cấp điện năng chính cho các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất của con người. Nếu như thiếu đi hệ thống này, mọi hoạt động trong sinh hoạt sẽ trở nên khó khăn hơn,

Điện dân dụng chỉ phục vụ chủ yếu cho các hộ gia đình, tuy nhiên nó vẫn cần đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và độ an toàn trong quá trình sử dụng cũng như thi công.

Vì dòng điện này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, nên nó có mặt ở tất cả mọi nơi từ nông thôn đến thành phố, từ vùng núi đến đồng bằng hay ngoài hải đảo.

Điện dân dụng là gì?

2. Sự khác nhau giữa điện dân dụng và điện công nghiệp

Tiêu chíĐiện dân dụngĐiện công nghiệp
Mức điện áp
  • Ở Việt Nam điện dân dụng hay còn gọi là điện 1 pha có điện áp là 220V.
  • Ở các quốc gia khác như Đài Loan, Nhật Bản, Hoa kỳ,… điện dân dụng có điện áp là 110V, 120V,…
  •  Điện công nghiệp hay điện 3 pha ở Việt Nam có mức điện áp là 380V.
  • Đối với Hoa Kỳ, có điện áp là 220V.
  •  Ở Nhật Bản là 200V.
  •   …
Mục đích sử dụngSử dụng để vận hành các thiết bị có công suất nhỏ phục vụ cho sinh hoạt gia đìnhSử dụng để vận hành các thiết bị, máy móc có công suất lớn dùng trong nhà xưởng, khu sản xuất.
Mức độ phức tạpĐiện dân dụng có cấu tạo gồm 2 dây dẫn: 1 dây nóng và 1 dây lạnh.Điện công nghiệp có cấu tạo phức tạp hơn khi gồm có 3 dây nóng và 1 dây lạnh.
Mức an toànĐiện 3 pha dễ gây chập cháy hơn so với điện dân dụng, vậy nên khi lắp đặt phải thật cẩn thận không gây nhầm lẫn.
Mức giá thànhĐiện 3 pha được sử dụng trong kinh doanh, nên giá thành tương đối cao khi so với điện 1 pha chỉ sử dụng trong gia đình.

3. Xu hướng ngành điện dân dụng hiện nay

Tình hình kinh tế nước ta luôn không ngừng phát triển, nhiều chiến dịch đưa điện về với vùng quê, vùng núi được thực hiện. Ngành điện ngày càng một phát triển hơn chứ không hề mai một đi.

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những chú thợ điện ngoài đường đang khắc phục những sự cố mất điện. Tuy nhiên đó có phải là tất cả của ngành điện dân dụng hay không? Thì câu trả lời ở đây là đúng, nhưng chưa đủ.

Cụ thể, nếu bạn đi theo ngành điện dân dụng, thì trong quá trình học tập bạn có thể chọn những công việc như:

  • Bảo trì và lắp đặt các thiết bị: các máy phát điện 1 pha, sửa chữa mạch điện tự động trong các thiết bị, máy móc,…
  • Thực hiện các công việc vận hành động cơ, không đồng bộ 3 pha.
  • Sửa chữa những đường dây bị đứt, có thể là nối dây, đi điện, lập các công tắc và bảng điện điều khiển lắp đặt hệ thống ống luồn.
  • Sửa chữa các thiết bị trong gia đình: máy lạnh, tủ lạnh, tivi, bếp, quạt điện,…
  • Điều chỉnh các loại máy biến áp: có thể lắp mạch, quấn dây, sửa chữa các động mạch tự động, chỉnh lưu cho máy biến áp.

Trên đây chỉ là những công việc cơ bản nhất dành cho bạn lựa chọn nếu như đang theo ngành điện dân dụng. Tuy nhiên việc làm thường sẽ không bó buộc mà có thể linh hoạt theo từng trường hợp hay môi trường khác nhau.

Hãy cân nhắc và lựa chọn theo đúng kinh nghiệm và những kiến thức mình đã học được nhé. Vì để theo được ngành điện bạn phải thật sự tỉ mỉ và cẩn thận.

Xu hướng ngành điện dân dụng hiện nay

4. Kỹ sư điện dân dụng có sửa được điện công nghiệp và ngược lại hay không?

Kỹ sư điện là cách gọi chung cho cả kỹ sư điện dân dụng và kỹ sự điện công nghiệp, tuy nhiên hai khái niệm lại khác hoàn toàn với nhau, môi trường hoạt động cũng khác biệt.

Đối với một kỹ sư điện công nghiệp, phần kiến thức và kinh nghiệm của họ đa dạng và khó khăn hơn. Điện áp của dòng điện 3 pha cao, rất dễ gây chập cháy lớn khi có sự nhầm lẫn lúc lắp đặt. Điều này đòi hỏi cao ở một kỹ sư, tuy nhiên một kỹ sư điện công nghiệp hoàn toàn có thể đảm nhận được những công việc trong lĩnh vực điện dân dụng.

Ngược lại thì một kỹ sư điện dân dụng thì lại không thể đảm nhận được công việc của kỹ sư điện công nghiệp vì lĩnh vực này đòi hỏi những kiến thức nâng cao hơn. Phải được đào tạo bài bản trước khi hành nghề.

Nếu bạn đang cân nhắc nên theo ngành nào của một trong hai thì hãy tìm hiểu kỹ càng hơn về công việc, nhiệm vụ để lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân hơn nhé.

Kỹ sư điện dân dụng có sửa được điện công nghiệp và ngược lại hay không?

>>> Xem thêm: Điện công nghiệp là gì? Ngành điện công nghiệp và xu hướng trong tương lai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956