Công tắc dòng chảy là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Công tắc dòng chảy là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng ra sao. Tất cả các thông tin trên sẽ được Hoàng Vina tổng hợp qua bài viết sau đây để giúp cho các bạn đọc hiểu thêm về công tắc này nhé.

CÔNG TẮC DÒNG CHẢY LÀ GÌ? 

1. Khái niệm về công tắc dòng chảy

Công tắc dòng chảy có tên gọi tiếng anh là Flow Switch hay còn gọi là công tắc báo dòng chảy, cảm biến báo dòng chảy. Thiết bị này được ưa dùng ở trong công nghiệp nơi có những hệ thống đường ống dẫn chất lỏng.

Thiết bị này có chức năng phát hiện dòng chảy để biết được dòng chảy có trong đường ống hay không. Thiết bị này được gọi là công tắc vì chúng hoạt động dựa trên hai trạng thái là ON và OFF tương ứng với lượng chất lỏng còn trong hệ thống.

Công tắc dòng chảy là gì
Công tắc dòng chảy

2. Ứng dụng công tắc dòng chảy

Ngày nay công tắc này được sử dụng khá phổ biến ở các hệ thống PCCC, van công nghiệp, phòng bơm,… với chức năng:

  • Đo lưu lượng dòng chảy, nước, xăng, dầu trong đường ống.
  • Đo lưu lượng hóa chất, nước thải,.. phát hiện đường tình trạng tắc nghẽn.
  • Đo chất lỏng có trong tank, bồn chứa chất lỏng.

Trong đó hệ thống đường ống máy bơm là ưa dùng nhất. Giúp máy bơm đảm bảo được hoạt động, phát hiện được nước có chạy hay không và có nước hay không trước khi dẫn đến tình trạng cháy máy bơm.

Công tắc dòng chảy là gì
Ứng dụng công tắc dòng chảy

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TẮC DÒNG CHẢY

Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho từng lĩnh vực, công tắc dòng chảy ngày càng sản xuất ra nhiều loại mẫu mã khác nhau. Nhưng hầu hết chúng vẫn có những cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống như nhau:

1. Cấu tạo của công tắc dòng chảy:

Công tắc dòng chảy được chia thành 2 phần chính là phần housing và phần cảm biến

  • Phần housing: Bộ phận này nằm bên ngoài bề mặt của đường ống có nhiệm vụ xử lý chính của thiết bị. Bao gồm một phần chân ren. switch on/off, dây dẫn,… Khi bộ phận cảm biến sản sinh ra tác động cơ học thì công tắc dòng chảy sẽ đưa ra một trong hai trạng thái là ON/OFF.
  • Phần cảm biến: Bộ phận này được trực tiếp tiếp xúc với chất lỏng ở trong đường ống với hình dạng que, mỏng,… Có thể làm từ inox, đồng, thép,… Khi phần cảm biến phát hiện được dòng chảy sẽ có nhiệm vụ đưa tín hiệu đến phần housing để xử lý.
Công tắc dòng chảy là gì
Cấu tạo công tắc dòng chảy

Chi tiết bên trong của công tắc dòng chảy:

  • Lá chắn
  • Cầu điều khiển
  • Lò xo đàn hồi điều chỉnh
  • Công tắc micro switch
  • Áp lực dòng chảy
  • Núm điều chỉnh lực đàn hồi lò xo
  • Lẫy đàn hồi
  • Phần thân vỏ cảm biến

2. Nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy.

Nguyên lý hoạt động của công tắc này khá đơn giản

  • Đối với công tắc báo dòng chảy dạng cơ: Loại công tắc này bên trong có tấm lá chắn lớn thẳng đứng 90 độ. Khi dòng chảy có trong đường ống thì là chắn sẽ bị tác động đến. Từ đó hệ thống sẽ đưa ra tín hiệu cho các relay.
  • Đối với công tắc dòng chảy điện tử: Loại này sẽ có một đầu dò dài 20mm để tiếp xúc với chất lỏng. Thiết bị này phải được cấp nguồn thì mới có thể hoạt động, nguồn này là tiếp điểm PNP. Khi dò được chất lỏng sẽ truyền tín hiệu đi.
Công tắc dòng chảy là gì
Nguyên lý hoạt động công tắc dòng chảy

Tốc độ của dòng chảy sẽ dựa trên áp suất trong đường ống, kích thước đường ống,… Khi lực trong đường ống tác động lên dòng chảy đủ lớn thì sẽ trả về trạng thái ON, còn khi không phát hiện ra dòng chảy trong đường ống về về trạng thái OFF.

CÁCH LẮP ĐẶT VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

1. Cách lắp công tắc dòng chảy

Công tắc dòng chảy lặp đặt đơn giản.Giống như hình sau đây:

  • Bước 1: Cắt đường ống làm đôi
  • Bước 2: Sử dụng co chữ T để nối đường ống.
  • Bước 3: Nối công tắc dòng chảy vào đầu chứ T còn lại.
Công tắc dòng chảy là gì
Cách lắp đặt công tắc dòng chảy

Lưu ý: Chọn khớp nối phù hợp, giữ đúng khoảng cách từ công tắc đến van, co. Điều chỉnh độ nhạt của cảm biến áp suất thông qua trục vít để đảm bảo chính xác và phù hợp nhất.

2. Một số lưu ý khi sử dụng

  • Khi bảo dưỡng cần ngắt và rút nguồn điện, đóng van và bơm.
  • Khi vệ sinh cần đảm bảo đúng theo quy trình: Dùng tô vít mở hai ốc ren, vệ sinh bên trong khoang công tắc. Tiếp đến vệ sinh đầu dò và bộ phận quay. Cuối cùng lắp lại như ban đầu.
  • Để tránh bị sốc điện cần hạn chế: Không tháo nắp công tắc khi điện bật, không rắc nước qua microswitch, kết nối dây điện sau khi tắt nguồn, không thích hợp với nền đất,…
  • Không kết nối tải vượt qua đánh giá điện
  • Sử dụng chất lỏng không làm ăn mòn vật liệu tiếp xúc với chất lỏng. Ngoài ra, sử dụng ống nước, sét đánh hoặc dây nối đất của đường dây điện thoại.
  • Việc chuyển đổi không hoạt động nếu chất lỏng chảy theo hướng ngược lại, chất lỏng và độ rung. Paddle có thể bị hư hỏng.

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn được nhiều kiến thức bổ ích về cảm biến dòng chảy.

Tham khảo về công tắc áp suất là gì? Phân loại các loại công tắc áp suất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956