Thông số đèn LED luôn được đặt lên hàng đầu mỗi khi lựa chọn mua đèn. Nhưng do có quá nhiều thông số nên người mua sẽ bị rối loạn thông tin và không biết phải chọn như thế nào.
Dưới đây là 10 thông số đèn LED mà bạn nên lưu ý nhất khi chọn mua đèn.
1. Quang thông (lumen) – Thông số đèn LED
Quang thông (lumen) là đại lượng dùng để đo công suất bức xạ ánh sáng của chúm ánh sán phát ra từ một nguồn phát sáng điểm. Đơn vị của quang thông trong các hệ đơn vị SI, CGS là lumen, ký hiệu là lm.
Đây là thông số đèn LED đầu tiên mà bạn phải lưu ý. Nói một cách đơn giản hơn thì đèn có quang thông càng cao thì sẽ càng sáng. Điều này không ảnh hưởng đến công suất như nhiều người vẫn hay lầm tưởng.
Trên đèn, quang thông được ký hiệu bằng tổng lượng quang thông + lm. Ví dụ: 10.000lm, 12.000lm,…
2. Công suất (Watt)
Công suất (Watt) được ký hiệu là W, đây là đại lượng dùng để đo tốc độ tiêu thụ điện năng của đèn LED trong 1 tiếng. Từ đó giúp tính toán được chi phí sử dụng trong vòng 1 tháng.
Ví dụ: Đèn có công suất 12W thì trên thân đèn được ký hiệu là 12W cho biết đèn sẽ tiêu thụ 12W trong vòng 1 tiếng.
Mỗi loại đèn sẽ có những công suất khác nhau:
- Đèn LED bulb: 3W, 5W, 9W, 15W, 30W, 50W,…
- Đèn âm trần: 5W, 7W, 9W, 12W, 14W,…
- Đèn tuýp: 10W, 18W, 27W,…
- Đèn pha: 10W, 30W, 50W, 100W, 150W, 200W,…
3. Góc chiếu sáng
Góc chiếu sáng nằm giữa 2 mặt có cường độ sáng tối thiểu bằng 50% cường độ sáng mạnh nhất ở vùng sáng trung tâm. Các nguồn sáng tuy giống nhau nhưng góc chiếu khác nhau sẽ cho ra ảnh của vùng sáng khác nhau. Góc chiếu sáng càng lớn cường độ sáng vùng trung tâm càng nhỏ và vùng sáng càng rộng.
Phân loại góc chiếu sáng:
- Góc chiếu hẹp 3, 5, 8: được dùng cho đèn chiếu sáng cột tạo điểm nhấn cho nội thất hoặc các công trình ban đêm.
- Góc chiếu trung bình 10, 24, 38: thường thấy ở các loại đèn rọi spotlight để gây dựng các ý tưởng chiếu điểm, gây ấn tượng tạo ánh sáng gián tiếp.
- Góc chiếu rộng: thuộc các loại đèn có công suất cao như đèn đường, đèn pha, đường nhà xưởng,… cũng có thể được lắp đặt tại phòng khách hoặc nhà bếp. Dành cho không gian yêu cầu góc chiếu sáng rộng để chiếu sáng cho một vùng không gian lớn.
4. Hiệu suất phát quang
Hiệu suất phát quang còn gọi là hiệu suất chiếu sáng, một đại lượng biểu hiện hiệu suất chuyển đổi điện năng thành quang năng. Đơn vị đo của hiệu suất phát quang là lumen/W. Cho người dùng biết được loại đèn LED nào sẽ tiết kiệm điện tốt hơn.
Thông số đèn LED này cho bạn biết được mỗi 1W thì sẽ có bao nhiêu quang thông được phát ra. Chỉ số càng cao thì đèn càng tiết kiệm điện hơn.
Đơn vị này phụ thuộc vào hiệu suất quang của chip LED. Thông thường đối với các dòng chip LED Bridgelux, Osram,… sẽ cho hiệu suất quang từ 110 – 130 Lm/w.
5. Chỉ số CRI
Chỉ số CRI (Color Rendering Index) là thông số biểu thị chỉ số hoàn màu. Đây là chỉ số đánh giá độ trung thực về màu sắc của vật thể được chiếu sáng dưới nguồn sáng đó so với màu sắc tự nhiên của vật đó dưới ánh sáng mặt trời.
CRI được tính trên thang điểm 100, giá trị CRI càng cao chứng tỏ nguồn sáng đó có chất lượng tốt, sống động, trung thực. Chỉ số này được ký hiệu trên thân đèn là “Ra”.
Ví dụ: Một bóng đèn LED có chỉ số hoàn màu là 85 thì trên đèn LED thường có ký hiệu là 85 Ra hoặc CRI = 85.
Đối với thông số đèn LED này, thông thường ở các nơi như showroom bán hàng sẽ chọn chỉ số CRI= 85, còn đèn LED trang trí khác chỉ cần khoảng 70 Ra.
6. Tiêu chuẩn IP
Tiêu chuẩn IP (Ingress Protection) là chỉ số bảo vệ chống xâm nhập, thông số này thể hiện mức độ bảo vệ của vỏ thiết bị chống lại sự xâm nhập của bụi và nước.
Các chỉ số IP của đèn LED năng lượng mặt trời thường là :
- IP65 : Bảo vệ chống xâm nhập nước của tia nước được phun vào theo mọi hướng
- IP66 : Bảo vệ chống xâm nhập nước của nước được phun dưới dạng luồng mạnh theo mọi hướng
- IP67 : Bảo vệ chống sự xâm nhập của nước khi ngâm thiết bị trong nước với thời gian khoảng 30 phút- độ sâu 0,15m-1m.
7. Nhiệt độ màu
Nhiệt độ màu là thông số biểu thị mức nhiệt độ tạo ra các màu ánh sáng khác nhau của đèn LED. Thường màu ánh sáng được biểu thị trên thang đo từ 1000K đến 10.000K.
Nhiệt độ màu ảnh hưởng chính đến chỉ số hoàn màu, mọi thứ xung quanh ngoài ra còn ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe con người.
Trong hệ thống chiếu sáng, 3 nhiệt độ cơ bản nhất được lựa chọn là:
- Ánh sáng vàng (2700K – 3500K): được sử dụng cho không gian phòng ngủ, không gian cần yên tĩnh thoải mái.
- Ánh sáng trung tính (4000K – 4500K): nên sử dụng tại những không gian như phòng làm việc, phòng khách,… tạo sự gần gũi với màu ánh sáng tự nhiên.
- Ánh sáng trắng (5000K – 6500K): thường được dùng tại các trung tâm thương mại, phòng khách gia đình, xưởng sản xuất,…
8. Độ rọi
Độ rọi là chỉ số độ quang thông trên diện tích bề mặt được chiếu sáng, đơn vị đo là lux (lx). Chỉ số này biểu đạt mức độ ánh sáng trên bề mặt mà con người cảm nhận được mạnh hay yếu.
Đây là một đơn vị dẫn xuất, được xác định bằng quang thông trên diện tích:
1 lx = 1 lm/m2
1 lux là độ rọi có được của một bề mặt diện tích 1 mét vuông có thông lượng chiếu sáng 1 lumen.
9. Tuổi thọ của đèn
Tuổi thọ của đèn là khoảng thời gian mà đèn bắt đầu chiếu sáng cho đến khi quang thông suy giảm còn 30% hoặc cho đến khi đèn không thể sử dụng được nữa.
Thông số này giúp người dùng chọn được loại đèn có tuổi thọ và độ bền cao hơn. Tiết kiệm được chi phí thay thế và sử dụng.
10. Thương hiệu uy tín
Trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp đèn LED với nguồn gốc và chất lượng khác nhau. Người dùng đôi khi sẽ bị lu mờ với những loại đèn có giá thành rẻ mà không quan tâm đến chất lượng.
Sự thiếu chất lượng sẽ khiến tuổi thọ đèn kém hơn, tốn thêm tiền thay thế và sửa chữa, chưa kể đến trường hợp xấu hơn là gây ra cháy nổ.
Ngoài những thông số đèn LED vừa kể trên thì bạn cũng nên hãy lựa chọn những thương hiệu uy tín để sử dụng an toàn hơn nhé. Một vài thương hiệu mà bạn có thể tham khảo như Paragon, Philips, Rạng Đông,…
>>> Xem thêm: Top đèn LED Paragon bán chạy 2022