Tủ điện gia đình tương tự như trong công nghiệp, hệ thống mạng lưới điện trong các tòa nhà, hộ gia đình cần phải được đảm bảo hoạt động ổn định, lâu dài và hơn hết là an toàn cho người sử dụng. Tìm hiểu tủ điện gia đình, sơ đồ tủ điện gia đình, thiết kế và cách đấu dây tủ điện gia đình qua bài viết bài.
1.Tủ điện gia đình là gì?
Cũng như tủ điện công nghiệp, tủ điện gia đình là thiết bị được cấu tạo từ các hệ thống mạch điện, linh kiện nhằm đảm bảo cho hệ thống mạng lưới điện trong nhà hoạt động ổn định, lâu dài; tránh các trường hợp cháy, nổ, chập mạng điện xảy ra và đặc biệt là an toàn cho các thành viên trong gia đình.
2.Sơ đồ tủ điện gia đình
Sơ đồ của tủ điện gia đình được khái quát:
-Tủ điện tổng gia đình bao gồm 1 MCCB chính có nhiệm vụ đảm nhiệm an toàn và đóng cắt toàn bộ hệ thống điện của tòa nhà.
-Căn cứ vào các tầng và phòng ở, như phòng ngủ, phòng tắm, nhà khách mà lắp đặt thêm các MCB nhánh với nhiệm vụ phân phối điện cho từng khi đó.
3.Thiết kế tủ điện gia đình
Khi xây dựng các tòa nhà hay chung cư đều phải có bản vẽ hệ thống điện đi kèm. Tủ điện gia đình cũng vậy, bản vẽ thiết kế sẽ được dựa trên công suất, số lượng tổng tất cả các thiết bị điện bao gồm hệ thống chiếu sáng, làm mát và nhiều thiết bị dân dụng khác.
Hiện nay, đa số các thiết bị điện, bảng điện, dây dẫn nối đều được đi âm tường nên việc thiết kế phải được người có chuyên môn am hiểu lĩnh vực xây dựng hệ thống điện dân dụng cho tòa nhà. Nếu việc thiết kế không chuẩn sẽ gây cháy nổ, mất công phá dỡ tường nhà, gây mất thẩm mỹ.
Mạng điện gia đình cũng có những tiêu chuẩn nhất định. Hầu như bản vẽ thiết kế gia đình, tất cả các khâu như tính toán thiết bị điện, sơ đồ lắp ráp, đi dây hiện nay đều đã có mẫu thiết kế chung và được tham khảo. Người có chuyên môn chỉ có việc điều chỉnh theo từng đặc thù ngôi nhà cụ thể.
Lưu ý: Cần tính toán công suất thừa tối thiểu hơn 30% bởi vì các thiết bị và dây dẫn được đi âm tường. Điều này dự trù cho việc phát sinh tải sau này và quá trình lão hóa của các thiết bị. Việc chọn aptomat cho gia đình cũng đặc biệt lưu ý về công suất tính dư.
4.Cách đấu tủ điện gia đình
Để đấu tủ điện gia đình cần thực hiện 6 bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn thiết bị điện phù hợp nhất sau khi tính toán được các thông số kỹ thuật
Yếu tố quan trọng và quyết định nhất là việc tính toán các thông số kỹ thuật. Bởi vì có thể tính toán được các thiết bị lắp đặt bên trong tủ điện thì sẽ lựa chọn được loại tủ điện có kích thước và số modul thích hợp nhất. Việc tính toán kĩ càng khi lắp đặt sẽ giúp đảm bảo được việc lắp đặt tủ điện tốt nhất và an toàn nhất, đảm bảo tính kinh tế tốt nhất cho người lắp đặt và sử dụng tủ điện.
Bước 2: Phác thảo sơ đồ lắp đặt các thiết bị trong tủ điện
Đây là bước ảnh hưởng tới sự thành bại của tủ điện gia đình. Nếu bạn có một bản thiết bị hoàn hảo và sắp xếp các thiết bị hợp lý nhất thì sẽ giúp cho mọi người có được một tủ điện tiện lợi nhất, phù hợp nhất, khoa học nhất, phát huy được khả năng và công dụng của tủ điện. Nếu như bạn có sự sai sót trong việc sắp xếp các tủ điện sẽ gặp rất nhiều sai sót và ảnh hưởng đến việc sử dụng các thiết bị điện trong gia đình.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt tủ điện
Sau khi phác thảo sơ đồ lắp đặt tủ điện thì tiến hành lắp đặt tủ điện vào vị trí đã xác định sẵn để cho các thiết bị điện có thể thuận tiện và dễ dàng sử dụng thiết bị điện trong hệ thống mạng lưới điện.
Bước 4: Tiến hành sắp xếp các thiết bị điện
Các thiết bị điện cần được sắp xếp một cách khoa học để đảm bảo các thiết bị hoạt động một cách tốt nhất.
Bước 5: Đấu dây điện với các thiết bị trong tủ điện
Cần sắp xếp các đầu dây điện theo trật tự để khi có các sự cố xảy ra thì công việc sửa chữa hay kiểm tra các vấn đề sẽ nhanh hơn. Các loại dây tín hiệu có độ nhạy cao nên được bọc vỏ chống nhiễu để đảm bảo được hoạt động của các thiết bị điện diễn ra tốt nhất.
Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải
Sau khi lắp đặt được hệ thống tủ điện thì cần kiểm tra lại một lần nữa để hệ thống đấu dây được đảm bảo an toàn và không sai sót để tiến hành cấp điện cho hệ thống tủ điện.
Như vậy, quá trình lắp đặt tủ điện đã hoàn thiện và có thể sử dụng. Tuy nhiên, tùy theo các yêu cầu kỹ thuật và các loại tủ điện với kích thước khác nhau mà cần lắp ráp, thiết kế thêm các thiết bị điện khác.
5.Những lưu ý khi lắp đặt tủ điện gia đình
Để đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như hệ thống mạch điện, cần lưu ý những điều sau khi lắp đặt tủ điện gia đình:
- Các thiết bị, mạch điện trong tủ được lắp đặt một cách rõ ràng, mạch lạc và sắp xếp theo từng chức năng để thuận tiện trong việc sử dụng, kiểm tra, sửa chữa.
- Vị trí bố trí, lắp đặt tủ điện gia đình phải đáp ứng yếu tố dễ thao tác, dễ tìm thấy khi có sự cố xảy ra và phải được lắp đặt trên độ cao an toàn, tránh xa tầm với trẻ em.
- Lựa chọn loại, kích thước tủ điện phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình bạn để tối ưu diện tích và công năng sử dụng.
Như vậy, Hoàng Vina đã tổng quan lại về tủ điện gia đình, sử dụng và cách đấu để sử dụng. Hy vọng có thể giúp quý khách hàng/quý bạn đọc những thông tin bổ ích.