Đèn cao áp là gì? Đây là một loại đèn truyền thống được ra đời từ lâu với những cải tiến mới, đèn cao áp đã cho ra phiên bản đèn LED theo công nghệ chiếu sáng thịnh hành nhất hiện nay. Tuy nhiên mỗi loại sẽ có những ưu điểm riêng của nó, hãy cùng xem nó có gì khác biệt nhé.
1. Đèn cao áp là gì?
Đèn cao áp trong tiếng Anh còn được gọi là “LED High-power Light” hoặc “High Pressure Lamp”. Các loại đèn có công suất lớn hơn 100W thì đều được gọi là đèn cao áp.
Thông thường đèn cao áp được thiết kế với nhiều kiểu dáng và công suất khác nhau. Đèn được ứng dụng cho nhiều không gian đặc biệt là các không gian rộng lớn như: trung tâm thương mại, nhà xưởng, đường xá,…
Đối với đèn cao áp truyền thống khi hoạt động bóng đèn điện phóng khí với áp suất cao.
Đối với đèn LED cao áp sẽ áp dụng công nghệ LED với công suất cao nhưng vẫn tiết kiệm điện.
2. 4 cấu tạo đèn cao áp
Đèn cao áp được tạo thành từ những bộ phận chính là chấn lưu, tụ điện, bóng đèn, chóa đèn
Chấn lưu
Chấn lưu là một bộ phận quan trọng của đèn cao áp có nhiệm vụ đảm bảo cho đèn hoạt động đúng công suất của nó và điều chỉnh dòng điện để phù hợp với công suất đó.
Tụ điện
Tụ điện có nhiệm vụ ổn định độ sáng cho bóng đèn. Có nhiều loại tụ điện mà bạn có thể lựa chọn như tụ giấy, tụ gốm,…
Bóng đèn cao áp
Trên thị trường hiện nay các loại bóng đèn cao áp phổ biến là bóng đèn cao áp Sodium, bóng đèn cao áp Natri, bóng đèn cao áp Metal Halide. Đặc điểm chung của những loại bóng này là đều có công suất chiếu sáng cao.
Chóa bóng đèn cao áp
Chóa đèn cao áp được sử dụng nhằm bảo vệ đèn khỏi các va đập, rung sóc, bụi bẩn trong quá trình đèn hoạt động.
Chóa đèn có thể làm từ nhôm hoặc hợp kim nhôm với độ bền và khả năng chịu được va đập cao.
3. Phân loại bóng đèn cao áp phổ biến hiện nay
Hiện này thì 4 loại bóng đèn cao áp dưới đây đang được sử dụng nhiều nhất, tuy nhiên mỗi loại sẽ có những chức năng và ưu điểm riêng của mình. Để lựa chọn dễ hơn, hãy cùng phân tích qua 4 loại này nhé:
Bóng đèn cao áp thủy ngân
Loại bóng đèn này được sử dụng đầu tiên, so với những loại bóng đèn hiện tại thì độ phổ biến của chúng không còn như trước.
Lý do khiến loại đèn này ít được sử dụng hơn là do cấu tạo của chúng có chứa thủy ngân (một chất gây độc hại đến sức khỏe người dùng). Ngoài ra khi sử dụng đèn cần dùng nguồn điện có hiệu điện thế cực lớn.
Điểm duy nhất khiến loại đèn này chưa bị khai tử là vì giá thành rẻ.
Bóng đèn cao áp Metal Halide
Loại bóng này có nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn theo sở thích.
Công suất của đèn nhỏ hơn so với đèn thủy ngân và không có chứa thủy ngân hay hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bóng đèn cao áp Sodium
Loại bóng này cung cấp nguồn ánh sáng chất lượng, có thể chiếu sáng lên đến 20.000 giờ, chiếu sáng rộng cho khu vực lắp đặt.
Bóng đèn LED
Đây là công nghệ ưa chuộng nhất hiện nay, bỏ xa các loại bóng đèn cao áp truyền thống. Với công suất cao, tuổi thọ lâu dài và đặc biệt tiết kiệm điện
4. Tiêu chuẩn lựa đèn cao áp
Khả năng cung cấp ánh sáng của đèn
Mỗi một khu vực lắp đặt sẽ có mỗi đặc thù riêng, nên khi chọn đèn phải phù hợp mới phát huy được hết tính năng của đèn.
Khu vực lắp đặt đèn
Với khả năng cung cấp nguồn ánh sáng lớn, đèn nên được lắp ở vị trí trên cao rọi từ trên xuống. Bạn nên xác định chính xác vị trí lắp để không phải tháo dỡ, di chuyển nhiều lần.
Nếu bạn chọn sai vị trí lắp cũng dẫn đến việc chọn bóng đèn sai với công suất, gây lãng phí.
Các chỉ số ghi trên bóng đèn
Các chỉ số này đóng vai trò quan trọng khi lựa chọn đèn. Ví dụ: chỉ số điện năng tiêu thụ sẽ cho bạn biết khả năng tiêu tốn năng lượng của đèn là bao nhiêu, chỉ số Lumen thể hiện mức độ chiếu sáng của đèn chỉ số càng cao thì khả năng chiếu sáng càng mạnh.
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
Mua tại những đại lý phân phối, cửa hàng uy tín sẽ cung cấp đầy đủ các giấy tờ bảo hành, tem chống hàng giả tránh những sản phẩm thiếu chất lượng, ảnh hưởng đến người dùng.
5. TOP 5 đèn cao áp thịnh hành hiện nay
Đèn cao áp metal halide
Đặc điểm thông số kỹ thuật đèn cao áp metal halide
- Tuổi thọ: 000 – 15.000
- Hiệu suất chiếu sáng: 65 lm/W ~ 115 lm/W
- Chỉ số hoàn màu: 60Ra – 95Ra
- Nhiệt độ màu: 3000K – 4000K
- Thời gian khởi động: Mất nhiều thời gian
- Chất lượng ánh sáng: Chứa thủy ngân, tia Uv
- Khả năng tiết kiệm điện: 20% điện năng tiêu thụ
Đèn cao áp Sodium
- Tuổi thọ: 20.000 giờ
- Hiệu suất chiếu sáng: 80lm/w
- Chỉ số hoàn màu: 26Ra
- Nhiệt độ màu: 3000K
- Thời gian khởi động: Mất nhiều thời gian
- Chất lượng ánh sáng: Chứa thủy ngân, tia Uv
- Khả năng tiết kiệm điện: Không có
Đèn cao áp Philips
- Tuổi thọ: 000 – 65.000 giờ
- Hiệu suất chiếu sáng: 100 – 130 lm/w
- Chỉ số hoàn màu: 85Ra
- Nhiệt độ màu: 2700K – 6700K
- Thời gian khởi động: Tức thì
- Chất lượng ánh sáng: Không chứa hóa chất
- Khả năng tiết kiệm điện: 70% – 80% điện năng tiêu thụ.
>> Xem thêm: Báo giá đèn đường LED philips
Đèn cao áp là gì? có cấu tạo và phân loại như thế nào đã được Hoàng Vina tổng hợp ở bài trên. Hy vọng sẽ giúp ích tới quý bạn đọc.