Công tắc là một thiết bị điện gần như không thể thiếu ở mỗi công trình dân dụng hay công nghiệp. Công tắc từ – Khái niệm – Cấu tạo – Phân biệt với công tắc điện – Ứng dụng.
1.Công tắc từ là gì?
Công tắc (được bắt nguồn từ tiếng Pháp contact) là tên của một thiết bị hay một linh kiện được sử dụng với mục đích để đóng/ngắt/bật/mở dòng điện, hoặc chuyển hướng trạng thái đóng ngắt trong tổ hợp mạch điện có sử dụng chung một công tắc.
Công tắc từ là loại linh kiện cơ điện từ: Chúng đóng hay mở mạch điện dựa trên nguyên lý từ trường. Khi từ trường đủ mạnh làm chúng nhiễm từ để mở hay đóng mạch điện.
Công tắc từ trông giống như một cái bóng đèn flash nhưng nó chỉ đóng hay mở mạch (đổi trạng thái) khi có từ trường đủ lớn.
Công tắc từ thường được chia làm 2 loại: Công tắc từ có dây và công tắc từ không dây.
2.Cấu tạo công tắc từ
Công tắc từ là gì và chúng có cấu tạo như thế nào?
Công tắc từ được cấu tạo dựa trên nguyên tắc hai thanh nam châm được đặt thích hợp sao cho trong phạm vi tác dụng, tạo một ực hút mà kết qyar là một rơ le bên trong sẽ trở thành thường đóng (NC). Khi hai thanh nam châm bị đẩy ra xa nhau (mở cửa), rơ le sẽ chuyển sang chế độ thường mở (NO), tạo tín hiệu bất thường gửi về boar mạch chính hoặc về trung tâm báo động.
3. Sự khác nhau giữa công tắc điện và công tắc từ
Công tắc điện và công tắc từ khác nhau cơ bản ở cơ chế điều khiển sự đóng ngắt đường dây dẫn.
-Công tắc điện hoạt động nhờ tác động cơ học di truyền cầu nối để nối, không nối 2 tiếp điểm của mạch điện, tác động này có thể là tác động chủ động từ con người hoặc tự động nhờ cảm biến nhiệt hoặc điện.
-Công tắc từ hoạt động nhờ có một mạch điều khiển khác sẽ hút/nhả 2 tiếp điểm với nhau.
4. Ứng dụng của công tắc từ
Công tắc từ là gì chắc hẳn đã biết, vậy chúng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Chúng thường được dùng để:
-Làm công tắc đóng mở thiết bị. Vì đối với loại công tắc từ này, chỉ cần có tác động từ trường đủ lớn là có thể thay đổi trạng thái đóng mở mạch điện, nên dùng thuận lợi cho việc điều khiển tại những nơi ẩm ướt và đóng mở thường xuyên. Hơn nữa, cũng không cần tiếp xúc trực tiếp về mặt cơ học mà gián tiếp qua từ trường.
-Làm cảm biến cửa: Đây là một cách tuyệt vời vì không sợ bụi bặm theo thời gian hay bởi sự che chắn dễ dàng lắp đặt. Nhược điểm của cách này là có thể dùng nam châm để hiểu lầm nên khi lắp đặt nên dùng kim loại tạo vòng che chắn để ít ảnh hưởng bởi từ trường bên cạnh.
Như vậy bài viết đã chỉ rõ khái niệm về công tắc từ là gì? cấu tạo và cách chúng hoạt động. Ngoài ra có thể tham khảo thêm về khởi động từ là gì?