Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp được sử dụng hầu hết trong các công trình, khu chung cư, nhà máy,… Các thiết bị trong tủ điện công nghiệp là những thành phần chính và quan trọng quyết đinh chất lượng, giá cả của tủ điện. Cùng tìm hiểu các thiết bị trong tủ điện là gì và các nhóm thiết bị trong tủ điện công nghiệp qua bài viết dưới đây.

Các thiết bị trong tủ điện là gì?

Các thiết bị trong tủ điện thường là các thiết bị điện, được sử dụng để: cắt, đóng, điều khiển, điều chỉnh, bảo vệ, chuyển đổi, kiểm tra và khống chế mọi sự hoạt động của hệ thống lưới điện và các loại máy móc sử dụng nguồn điện để hoạt động.

Các thiết bị trong tủ điện
Các thiết bị trong tủ điện

Bên cạnh đó, thiết bị điện còn được dùng để kiếm tra và điều chỉnh, cũng như dùng để biến đổi đo lường các quá trình không điện khác.

Thiết bị điện hiện đang được sử dụng rất phổ biến, ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau, nhất là trong lĩnh vực sản xuất: các thiết bị điện trong nhà máy sản xuất điện, các thiết bị điện tại trạm biến áp, máy phát điện, các thiết bị trong giao thông, hệ thống truyền tải điện, động cơ sử dụng trong các khu công nghiệp,…

Các nhóm thiết bị trong tủ điện công nghiệp

Các thiết bị trong tủ điện
Các thiết bị trong tủ điện

Thiết bị điện là những phụ kiện không thể thiếu trong hệ thống tủ điện công nghiệp. Các thiết bị này được chia làm 6 nhóm như sau: Rơ le, nút nhấn, aptomat, công tắc tơ, phụ kiện tủ điện và các thiết bị bảo vệ khác.

1. Rơ le (Relay)

Rơ le là nhóm thiết bị gần như không thể thiếu trong tủ điện công nghiệp và loại rơ le thường được sử dụng là rơ le điện từ.

Rơ le
Rơ le

Rơ le điện từ gồm các bộ phận sau: tiếp điểm chung, tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, cuộn dây, mạch từ, lò xo, nắp, nguồn nuôi rơ le,…

Công dụng của rơ le điện từ: được sử dụng trong hệ thống điều khiển có tiếp điểm.

2. Nút nhấn

Bất kì loại tủ điện nào cũng đều cần có nút nhấn. Đây là thiết bị thường được thiết kế ở mặt trước của tủ thuận tiện cho việc vận hàng, sử dụng.

Nút nhấn
Nút nhấn

Ngoài ra còn có nút dừng khẩn, được sử dụng trong trường hợp hệ thống xảy ra sự cố, đóng cắt toàn bộ mạch điện.

3. Aptomat

Aptomat hay còn gọi là circuit breaker, là một thiết bị bảo vệ đa năng, có chức năng bảo vệ sự cố ngắn mạch, quá tải, sự cố quá áp hay dòng điện dò.

Aptomat
Aptomat

Trên thực tế, aptomat chủ yếu được sử dụng để bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho các động cơ điện. Một số aptomat còn có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hay aptomat chống giật.

Hầu hết các kỹ sư điện đều nắm rõ được chức năng của loại thiết bị điện này. Aptomat đang dần thay thế các thiết bị khác, như cầu chì, cầu giao bởi nó vận hành tủ tốt hơn 2 loại kia.

4. Công tắc tơ

Công tắc tơ (Contactor) hay còn được gọi là khởi động từ, là một loại khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực, điều khiển động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và điện dân dụng.

Contactor-Công tắc tơ
Contactor-Công tắc tơ

Công tắc thường được dùng làm chuyển mạch, đóng mở cầu dao. Một công tắc được cấu tạo từ 2 điểm, công tắc có 2 loại công tắc đơn và công tắc đa. Như vậy, tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà có thể lựa chọn loại công tắc phù hợp với loại tủ mình cần.

5. Phụ kiện tủ điện

Phụ kiện tủ điện thường bao gồm: các loại đồng hồ volt, đồng hồ ampe, biến điện áp, biến dòng điện, đồng hồ giám sát điện năng, đồng hồ tủ điện đa năng, quạt tủ điện, biến tần, gối đỡ,…

6. Các thiết bị bảo vệ khác như rơ le nhiệt, relay bảo vệ pha, relay bảo vệ

Rơ le nhiệt hay còn gọi là relay nhiệt, là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với Contactor. Relay nhiệt có chức năng tự động đóng cắt phần tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại.

Relay bảo vệ pha có tác dụng ngắt nguồn tổng khi xảy ra sự cố rớt pha, mất pha trên bất cứ pha nào, ngoài việc bảo vệ mất pha, relay còn có thêm chức năng bảo vệ thứ tự pha. Việc bảo vệ thứ tự pha giúp các thiết bị luôn hoạt động đúng chiều, đặc biệt là các máy hay thường xuyên thay đổi vị trí nguồn.

Relay bảo vệ là bao gồm các loại: relay bảo vệ chạm đất, bảo vệ dòng rò, báo vệ đảo pha, bảo vệ kém áp, bảo vệ quá dòng, bảo vệ mất pha, bảo vệ thiếu tần số, bảo vệ quá tần số,…

Bài viết trên đã chia sẻ cụ thể về khái niệm và nhóm các thiết bị trong tủ điện công nghiệp. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn cụ thể nhất về các thiết bị này và hỗ trợ quá trình học tập, làm việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956