Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosphi (cosφ)

Nâng cao hệ số công suất cosphi có rất nhiều tác dụng đối với nhà máy, xí nghiệp, đơn vị dùng điện lưới Quốc gia. Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosphi này có hai nhóm chính: nhóm các phương pháp nâng cao hệ số cosphi tự nhiên và nhóm các phương pháp nâng cao hệ số cosphi nhân tạo.

cac-bien-phap-nang-cao-he-so-cong-suat-cos-fi

1.Các phương pháp nâng cao hệ số cosphi tự nhiên

Nâng cao hệ số cosphi tự nhiên có nghĩa là tìm các biện pháp để các hộ dùng điện giảm bớt được lượng công suất phản kháng Q mà chúng cần có ở nguồn cung cấp như:

-Thay thế những động cơ làm việc non tải bằng những động cơ có công suất nhỏ hơn.

-Thay đổi và cải tiến quá trình công nghệ để các thiết bị điện ở chế độ hợp lý nhất.

-Ở những nơi công nghệ cho phép thì dùng động cơ đồng bộ thay vì dùng động cơ không đồng bộ.

-Hạn chế động cơ chạy không tải.

-Thay biến áp làm việc non tải bằng máy biến áp có dung lượng nhỏ hơn.

2.  Các phương pháp nâng cao hệ số cosphi nhân tạo

Phương pháp nâng cao hệ số cosphi nhân tạo được thực hiện bằng cách đặt các thiết bị bù công suất phản kháng ở các hộ tiêu thụ điện để cung cấp công suất phản kháng cho chúng. Như vậy, sẽ giúp giảm được lượng công suất phản kháng phải truyền tải trên đường dây do đó nâng cao được hệ số cosphi.

#1. Máy bù đồng bộ

Máy bù đồng bộ là động cơ đồng bộ làm việc trong chế độ không tải.

Động cơ (máy bù) đồng bộ
Động cơ (máy bù) đồng bộ

Ưu điểm:  máy bù đồng bộ vừa có khả năng sản xuất ra công suất phản kháng, vừa có khả năng tiêu thụ công suất phản kháng của mạng điện.

Nhược điểm: máy bù đồng bộ có phần quay nên bảo dưỡng, lắp ráp và vận hành phức tạp. Máy bù đồng bộ thường dùng để bù tập trung với dung lượng lớn.

#2. Tụ bù điện

Tủ bù điện làm cho dòng điện sớm pha hơn so với điện áp nên có thể sinh ra công suất phản kháng cung cấp cho mạng điện.

Tủ tụ bù
Tủ tụ bù

* Ưu điểm:

– Công suất nhỏ, không có phần quay nên dễ vận hành và bảo dưỡng.

– Giá thành thấp hơn so với máy bù đồng bộ.

– Có thể thay đổi dung lượng bộ tụ bù theo sự phát triển của tải.

* Nhược điểm:

– Nhạy cảm với sự biến động của điện áp.

-Kém chắc chắn, đặc biệt dễ bị phá hỏng khi ngắn mạch hoặc điện áp vượt quá định mức.

-Tuổi thọ tụ bù có giới hạn, sẽ bị hư hỏng sau nhiều năm làm việc.

– Khi đóng tụ bù vào mạng điện sẽ có dòng điện xung, còn lúc cắt tụ điện khỏi mạng trên cực của tụ vẫn còn điện áp dư có thể gây nguy hiểm cho người vận hành.

– Sử dụng tụ bù điện ở các hộ tiêu thụ công suất phản kháng vừa và nhỏ (dưới 5000 kVAr).

Biện pháp bù không giảm được lượng công suất phản kháng tiêu thụ của các hộ dùng điện mà chỉ giảm được công suất phản kháng trên đường dây. Vậy nên, chỉ sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao cosphi tự nhiên mà vẫn không đạt yêu cầu thì chúng ta mới xét đến phương pháp bù.

Để biết tại sao nên nâng cao hệ số công suất cos phi xem thêm bài viết này tại Hoàng Vina.

Để việc bù công suất phản kháng có hiệu quả cao nhất thì ta phải xác định được dung lượng bù hợp lý, dựa trên so sánh về kĩ thuật và cơ sở tính toán.

Nguồn tham khảo: Wikipedia

 

One thought on “Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosphi (cosφ)

  1. Nguyễn Đức says:

    Trường hợp bình thường thì cos phi không sao nhưng tết dừng nhiều thiết bị, nên cos phi bé, quý cty có cách nào để bù cos phi trường trường hợp này k?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956