Cọc tiếp địa là gì? Vai trò của cọc tiếp địa là gì? Sẽ rất nguy hiểm nếu cọc tiếp địa không đảm bảo chất lượng hoặc thi công sai các, vậy khi thi công phải thực hiện nhũng bước nào. Hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu hơn về cọc tiếp địa là gì? nhé.
1. Cọc tiếp địa là gì?
Cọc tiếp địa còn được biết đến với tên điện cực đất (earth electrode), đây là một thanh kim loại được vót nhọn 1 đầu để có thể cắm sâu được xuống đất, đầu còn lại được làm bằng để đóng búa tạ. Đầu cọc có thể được làm bằng ren để tiện cho việc nối 2 cọc lại với nhau.
Theo như TCVN 9358:2012, thì chúng được định nghĩa là 1 vật dẫn hoặc 1 nhóm vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất. Hình thành nên mối nối điện có hiệu quả với toàn khối đất.
Cọc tiếp địa được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét, nó giúp cho hệ thống chống sét có thể hoạt động được hiệu quả.
2. Vai trò của cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa trong hệ thống chống sét có vai trò khá quan trọng. Nó giúp phân tán nguồn năng lượng rất lớn từ sét xuống đất. Để bảo vệ tính mạng của con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị.
Mục đích của chúng nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản, công trình. Đồng thời tránh gây hư hỏng thiết bị điện, điện tử,…
Cọc tiếp địa dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị bảo vệ xuống lòng đất, sau đó tiêu tán năng lượng những xung này. Bạn thử nghĩ xem nếu các thiết bị chống sét không tiếp địa tốt sẽ thế nào ? Chắc chắn rằng khi sét đánh vào mạng điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của con người, hư hỏng các thiết bị điện.
3. Phân loại cọc tiếp địa
a. Phân loại cọc tiếp địa theo nguồn gốc xuất xứ
Ở Việt Nam, cọc tiếp địa thường chia thành 2 loại theo nguồn gốc xuất xứ: 1 là được nhập khẩu từ Ấn Độ, 2 là loại Việt Nam tự sản xuất.
- Cọc tiếp địa đến từ Ấn Độ: là loại cọc có chất lượng trung bình, phục vụ cho các công trình vừa và nhỏ với mục đích sinh hoạt cho người dân.
- Cọc tiếp địa Việt Nam: chúng đa dạng về cả quy cách, chất liệu và giá thành, dùng được cho mọi công trình thi công.
b. Phân loại cọc tiếp địa theo chất liệu
3 chất liệu chính hay được sử dụng để sản xuất bao gồm: đồng đặc nguyên chất, thép mạ đồng, thép mạ kẽm.
- Đồng đặc nguyên chất: hàm lượng đồng từ 95-99% là loại cọc có chất lượng tốt nhất trên thị trường nên giá thành cũng sẽ cao hơn. Đồng được sử dụng chính là đồng vàng hoặc đồng đỏ.
- Thép mạ đồng: loại này có hàm lượng đồng thấp, chỉ có một lớp mỏng ở bên ngoài để tăng khả năng truyền dẫn sét, lõi bên trong được làm bằng thép.
- Thép mạ kẽm: là loại thép chất lượng cao được nhúng vào bể kẽm nóng.
c. Phân loại cọc tiếp địa theo hình dạng
- Thanh tròn đặc có quy cách từ D14 – D20. Ưu điểm của cọc tiếp địa thanh tròn đó là dễ thi công, nhẹ, không cồng kềnh, được dùng nhiều trong các công trình nhỏ, phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
- Thanh chữ V thì có độ dầy lớn (V50 ~ V70). Ưu điểm đó là bản to, diện tích tiếp xúc đất lớn. Đây chính là loại cọc chuyên dụng trong chống sét nhà xưởng và những khu vực dễ cháy nổ, ví dụ như trạm xăng, trạm điện. Cọc nối đất hình chữ V chỉ được sản xuất từ thép mạ kẽm.
4. Tiêu chuẩn về cọc tiếp địa
Bất kỳ thiết bị nào muốn hoạt động và phát huy tốt công dụng của mình đều cần phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định. Điều kiện tiên quyết này cũng được áp dụng đối với việc lắp đặt cọc tiếp địa.
Việc lắp đặt cọc tiếp địa cần tuân theo tiêu chuẩn chống sét, tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa Việt Nam, được quy định tại TCVN 9358:2012.
- Đảm bảo điện trở đất không quá 10Ω. Trị số này còn phải thấp hơn trong một số khu vực đặc thù. Ví dụ như: dễ cháy nổ như trạm xăng, điện, nhà máy hóa chất,..
- Cọc tiếp địa thanh kim loại tròn điện cực thép có đường kính không nhỏ hơn 16 mm. Với loại điện cực kim loại khác không phải thép không được nhỏ hơn 12mm
- Không được dùng thanh cốt thép, thanh thép gai làm điện cực đất dạng cọc nhọn.
- Cọc tiếp địa ống kim loại có chiều dày ống tối thiểu 2,45mm, đường kính trong tối thiểu 19mm, điện cực ống thép phải được bảo vệ chống ăn mòn.
5. Quy định khi thi công đóng cọc tiếp địa
Áp dụng tiêu chuẩn tiếp địa chống sét TCVN 9385:2012 về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống như sau:
- Hệ thống cọc tiếp địa phải được cắm sâu trong lòng đất.
- Độ sâu lắp đặt cọc tiếp địa phải theo quy định đạt từ 0,5m – 1,2m (từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ).
- Thi công cọc tiếp địa phải đảm bảo an toàn, không được làm cản trở đến sinh hoạt chung cũng như gây ảnh hưởng tới các công trình ngầm.
- Khoảng cách đóng cọc tiếp địa của hai cọc gần nhất phải bằng 1 – 2 lần chiều dài của mỗi cọc đóng xuống đất.
6. Cách đóng cọc tiếp địa chuẩn và an toàn nhất
Ngoài việc thi công đóng cọc tiếp địa đúng tiêu chuẩn như vừa nêu trên, bạn cũng cần biết cách đóng cọc tiếp địa chống sét an toàn cũng như lựa chọn cọc tiếp địa chất lượng tốt để đảm bảo khả năng truyền điện xuống đất sau khi đóng.
Dưới đây là hướng dẫn về cách đóng cọc tiếp địa chống sét qua các bước quan trọng trong thi công.
- Bước 1: Xác định vị trí làm hệ thống tiếp điểm và kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, đường ống,…
- Bước 2: Đào rãnh sâu xuống đất tại vị trí cọc, chiều rộng 300mm – 500mm và độ sâu 600mm – 800mm theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
- Bước 3: Đối với những vị trí đóng cọc có công trình dưới lòng đất hay điện trở đất cao, cách đóng cọc tiếp địa chống sét chuẩn là phải đào giếng sâu 20m – 40m, đường kính khoảng từ 50mm – 80mm. Nơi có mặt bằng thi công hạn chế thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm – 80mm và độ sâu từ 20m – 40m, tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.
- Bước 4: Đặt các cực điện tại những nơi quy định với vị trí đóng cọc sao cho khoảng cách gấp 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Sau đó, cho cáp đồng dọc theo rãnh đã chuẩn bị và đổ hóa chất làm giảm điện trở đất theo cáp đồng. Nối dây dẫn với cọc tiếp địa trực tiếp từ kim xuống trung tâm cọc.
- Bước 5: Lắp lại mặt bằng nơi cọc tiếp địa, dùng đồng hồ đo điện trở tiếp đất của hệ thống và điện trở cho phép là < 10Ω. Nếu kiểm tra điện trở cọc lớn hơn 10Ω phải cho thêm hóa chất giảm điện trở, làm thêm cọc tiếp địa. Sau đó, lấp đất phẳng lại như cũ rồi kiểm tra mối hàn.
>>> Xem thêm: Dây tiếp địa thang máng cáp là gì?