Tụ chống sét là gì? Phân loại và công dụng

Tụ chống sét là gì? Phân loại và công dụng của các loại chống sét hiện nay. Và hãy cùng tìm hiểu những ứng dụng của tụ chống sét hiện nay nhé.

1. Tụ chống sét là gì?

Tụ chống sét là gì?
Tụ chống sét là gì?

Tụ chống sét hay còn gọi là Varistor hoặc Metal Varistor Oxit MOV, đây là một loại linh kiện điện tử hay được dùng trong các mạch bảo vệ quá áp như chống cắm nhầm điện hoặc chống sét lan truyền cho các thiết bị điện tử. Hoặc chúng còn có thể được dùng để bảo vệ mạch điện chống lại sự đột biến điện áp cao trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Giúp thảm thiểu tối đa các thiết hại về điện của toàn bộ hệ thống.

Ký hiệu của tụ chống sét là gì?

Trên các mạch điện, tụ chống sét được ký hiệu là RV, MOV, RDV, VR,… vì bề ngoài của chúng có nét tương đồng với các tụ gốm cao áp. Nên để dễ dàng phân biệt hơn thì cần phải biết ký hiệu của tụ gốm cao áp là C khác với các ký hiệu vừa được nêu trên.

Tụ chống sét đã không còn xa lạ với những người làm về kỹ thuật, nhưng đối với người dùng thì chúng vẫn còn mới mẻ. Ngày nay các tụ chống sét không những được dùng trong kỹ thuật, mà trong dân dụng chúng cũng được sử dụng phổ biến như: lắp đặt trong các nồi cơm điện bảo vệ khi sét đánh vào đường dây hoặc cắm nhầm vào nguồn nuôi có điện áp quá cao.

2. Chức năng của tụ chống sét là gì?

Tụ chống sét là gì? Phân loại và công dụng

Trong điều kiện bình thường thì điện trở của các tụ chống sét rất cao. Khi điện áp kết nối được đẩy lên cao hơn so với thông số kỹ thuật của tụ, lúc này điện trở tỏng mạch sẽ được đẩy xuống thấp ngay lập tức. Chức năng này bảo vệ các linh kiện điện tử khỏi sự tăng cao của điện áp rất tốt. Khi xung điện áp và xung gai xuất hiện thì các tụ chống sét sẽ làm ngắt mạch và bảo vệ các thiết bị.

Vậy nguyên nhân nào khiến xung áp cao và xung gai xuất hiện?

Sự xuất hiện của hai hiện tượng trên là do sự hoạt động của các thiết bị điện có công suất cao đang được sử dụng trên đường dây. Khi mạch bị ngắt đột ngột, các thiết bị này đòi hỏi rất nhiều năng lượng, năng lượng lớn bị đòi hỏi ngay lập tức khiến cho dòng điện áp ổn định trong hệ thống sẽ tăng lên nhanh,… hay còn gọi là hiện tượng xung áp cao hay xung cao.

Hiện tượng này có thể làm hỏng đi các linh kiện điện tử ngay lập tức hoặc có thể bào mòn chúng dần dần theo thời gian. Hiện nay các vấn đề này thường xuyên xảy ra đối với các hệ thống điện trong các tòa nhà, điều này dẫn theo các đường dây điện hay dây mạng cũng bị ảnh hưởng theo.

Chính vì những điều này mà tụ chống sét ngày càng được sử dụng phổ biến trên các thiết bị điện tử với vai trò bảo vệ tuổi thọ cho các thiết bị tốt hơn.

3. Phân loại tụ chống sét

Hiện nay tụ chống sét được phân làm hai loại sử dụng phổ biến dựa vào các vật liệu làm ra phần thân của chúng. 2 loại này có tên là: tụ silicon carbide và tụ oxit kim loại (MOV).

Tụ Silicon Carbide

Tụ Silicon Carbide được sử dụng cho các ứng dụng liên quan đến điện áp cao và năng lượng cao. Phần thân của chúng được làm từ silicon carbide (SiC), trước khi có sự xuất hiện của tụ oxit kim loại thì loại này được sử dụng phổ biến nhất.

Tụ oxit kim loại (MOV)

Tụ oxit kim loại (MOV) có thành phần chính là oxit kim loại, hạt kẽm oxit chiếm 90% còn lại là các kim loại khác gồm có coban, mitsuth, mangan,… Tất cả các kim loại được ép thành một khối với 2 tấm kim loại bọc bên ngoài, dùng 10% kim loại oxit liên kết các hạt oxit kẽm giúp ổn định 2 tấm kim loại với nhau. Các chân đưa ra ngoài được nối với 2 tấm kim loại. MOV được sử dụng ưa dùng hơn.

4. Các thông số của tụ chống sét cần quan tâm

Tụ chống sét là gì? Phân loại và công dụng

Khi sử dụng tụ chống sét, những thông số cần quan tâm của tụ chống sét là gì? 

Chỉ số hấp thụ và tản năng lượng

Điều này cho biết được mức năng lượng mà Varistor có thể hấp thụ được đo bằng Jun. Chỉ số càng cao thì tụ chống sét càng hấp thụ được càng nhiều năng lượng đồng nghĩa với việc các thiết bị càng được bảo vệ an toàn. Chỉ số hấp thụ và tản năng lượng nằm trong khoảng từ 200 đến 400 Jun là chỉ số thường có ở một tụ chống sét, nhưng mức lý tưởng của chúng vẫn là cao hơn 600 Jun. Việc này khiến cho nhiều hệ thống lắp đặt cùng lúc 2 Varistor để cùng lúc tăng khả năng hấp thụ và tản năng lượng của Varistor.

Thời gian ngắt mạch

Thời gian ngắt mạch thường có một độ trễ nhất định, không ngắt trực tiếp khi điện áp tăng đột ngột. Vậy nên chỉ số này thường được quan tâm, bởi Varistor có độ trễ càng ngắn thì các thiết bị càng được bảo vệ tốt, xung điện áp không gây hại cho thiết bị.

Điện áp kẹp

Còn được gọi là giá trị điện áp của tụ là điện áp đoản mạch của Varistor, tụ chống sét chỉ ngăn chặn được sự tăng đột ngột của cường độ dòng điện đi qua thiết bị khi chúng đạt đến điện áp kẹp của mình. Điện áp kẹp càng thấp thì thiết bị sẽ càng được bảo vệ tốt.

>>> Tham khảo: Sóng điện từ là gì? Tìm hiểu về sóng điện từ

One thought on “Tụ chống sét là gì? Phân loại và công dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956