Aptomat chống giật là gì? Hãy cùng Hoang Vina tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý của Aptomat chống giật qua bài viết sau đây.
Aptomat chống giật là gì?
Aptomat chống giật hay còn được gọi là Aptomat chống dòng rò, cầu dao chống giật, CB chống giật,… Aptomat chống giật được dùng để phát hiện ra sự chênh lệch của dòng điện đi và về, từ đó có thể tự động ngắt mạch điện khi dòng điện bị chênh lệch để bảo vệ mạch điện. Ngoài ra aptomat còn giúp ngắt mạch điện khi dòng điện bị rò xuống đất hoặc khi có người bị điện giật và chúng còn có chức năng bảo vệ quá tải.
Aptomat chống giật có 2 dòng 1 pha và 3 pha. Hai dòng này đều có chức năng khác nhau:
- Aptomat chống giật 1 pha: So sánh dòng điện đi qua 2 dây mát, lửa và tự động ngắt mạch khi dòng điện chênh lệch quá ngưỡng.
- Aptomat chống giặt 3 pha: So sánh dòng điện đi qua 3 dây pha và dây trung tính, tự động ngắt mạch điện khi sự khác nhau quá lớn giữa các dây.
Aptomat chống giật cũng như các loại Aptomat thường mà chia thành 3 dòng:
- RCCB – Aptomat chống giật dạng tép.
- RCBO – Aptomat chống giật dạng tép bảo vệ quá tải.
- ELCB – Aptomat chống giật dạng khối bảo vệ quá tải.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Ở trên, chúng ta đã đi tìm hiểu về Aptomat chống giật là gì? Để tìm hiểu sâu hơn ta sẽ sang phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
1. Cấu tạo
Một Aptomat chống giật đều có chung cấu tạo gồm các bộ phận như: tiếp điểm, hồ dập quang điện, cơ cấu truyền động cắt, móc bảo vệ.
- Tiếp điểm: 1 aptomat sẽ bao gồm tiếp điểm chính và hồ quang, nhiều loại lên đến 3 tiếp điểm là tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang. Và chúng được hoạt động như sau, khi đóng mạch sẽ đóng lần lượt từ tiếp điểm hồ quang -> tiếp điểm phụ -> tiếp điểm chính; khi ngắt mạch thì sẽ đóng theo thứ tự tiếp điểm chính -> tiếp điểm phụ -> tiếp điểm hồ quang.
- Hồ dập quang điện: gồm có hai kiểu là nửa kín và kiểu hở. Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thông khí, dùng cho dòng điện từ 50kA trở xuống. Kiểu hở được dùng cho dòng điện từ 50kA trở lên và có điện áp lớn hơn 1000V.
- Cơ cấu truyền động cắt: Gồm có hai cách bằng tay và cơ điện.
- Móc bảo vệ: gồm hai kiểu móc điện từ và móc rơ le nhiệt. Bảo vệ thiết bị không bị quá tải và ngắn mạch.
2. Nguyên lý hoạt động
Aptomat chống giật 1 pha:
2 dây mát và lửa đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến và cuộn thứ cấp. Dòng điện sẽ đi ra ở dây nóng và về tại dây mát và ngược lại. Khi 2 dòng điện bằng nhau từ trường sẽ tự biến thiên và điện áp ra cuộn thứ cấp = 0. Khi điện áp 2 dòng khác nhau thì sẽ sinh ra từ trường biến thiên khác nhau, cuộn thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng và được đưa vào IC để kiểm tra sự an toàn.
Aptomat chống giật 3 pha:
Ở Aptomat chống giật 3 pha dòng điện sẽ tuyền ra tại dây nóng và về ở dây mát và ngược lại dẫn đến dòng điện ngược chiều nhau.
Từ đó từ trường biến thiên tại lõi sắt của biến dòng có chiều ngược nhau. Khi 2 dòng điện có giá trị bằng nhau thì từ trường biến thiên sẽ tự diệt dẫn nhau khiến điện áp ra cuộn thứ cấp của biến dòng = 0. Khi Khi 2 dòng điện có giá trị khác nhau thì từ trường cũng sẽ khác nhau khiến dòng điện cảm ứng xuất hiện trên cuộn thứ cấp biến dòng. Sau đó được đưa vào IC để kiểm tra.
Lưu ý khi sử dụng Aptomat chống giật
- Trước khi sử dụng, bạn hãy test trước. Ngoài ra phải test đều đặn hàng tháng để biết chắc chắn rằng thiết bị vẫn sử dụng an toàn.
- Khi lắp đặt hạn chế những nơi ẩm ướt và những nơi gần các thiết bị liên quan đến nước như: máy nước nóng, máy giặt, máy bơm,… Nên đặt tại những nơi thông thoáng.
- Ngoài ra khi lắp đặt bạn phải chú ý chiều của chúng tránh lắp ngược gây nguy hiểm. Chiều đúng sẽ là trên CB là điện vào, bên dưới là điện áp ra.
- Thường xuyên bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để sản phẩm có tuổi thọ cao hơn tránh các bộ phận bị hư hỏng, lão hóa sớm,…
- Lựa chọn những thương hiệu uy tín, tên tuổi, có xuất xứ rõ ràng để sử dụng.
- Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về Aptomat chống giật là gì ? để có thể lựa chọn thiết bị phù hợp để sử dụng.
Aptomat chống giật là gì? Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu hơn về aptomat chống giật và cách chúng hoạt động.