Tủ điện Schneider

Tủ điện Schneider là tủ điện được nhiều khách hàng yêu thích lựa chọn. Tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo, phân loại, đặc điểm nổi bật và ứng dụng của tủ điện Schneider qua bài viết dưới đây.

1.Tủ điện Schneider là gì?

Schneider là một trong những hãng chuyên sản xuất tủ điện âm tường. Thiết bị này còn được gọi là hộp đựng ổ cắm âm tường, dùng để chứa các thiết bị điện, cầu dao, aptomat,…

Tủ điện Schneider
Tủ điện Schneider

Tủ điện Schneider được thiết kế đa dạng kích thước, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Nếu sử dụng trong gia đình có thể lắp đặt tủ ở chân cầu thang, vị trí nhà vệ sinh hay khu vực gần cửa ra vào, hoặc trên tường ngay hành lang nối liền giữa các phòng.

2.Cấu tạo tủ điện âm tường Schneider

Không giống như các loại tủ điện khác, tủ điện âm tường được lắp sâu vào tường chứ không để lộ ra ngoài. Vậy nên cấu tạo của tủ khá đặc biệt. Tủ vừa có chức năng bảo vệ thiết bị điện, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ của không gian ngôi nhà.

Cấu tạo tủ điện âm tường Schneider
Cấu tạo tủ điện âm tường Schneider

Tủ điện Schneider thường được thiết kế hình vuông hoặc hình chữ nhật với kích thước đa dạng, tùy thuộc và số lượng module được lắp trong tủ. Nhờ sự phong phú này mà tủ điện Schneider đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng.

3.Phân loại tủ điện âm tường Schneider

3.1.Phân loại tủ điện Schneider theo chất liệu

a.Tủ điện âm tường vỏ kim loại

Với chất liệu bằng kim loại, tủ điện có khả năng chống gỉ sét bất chấp mọi điều kiện thời tiết. Hơn nữa, nó còn có khả năng chống cháy vì nó chịu được nhiệt độ rất cao đảm bảo an toàn nguồn điện bên trong.

Đặc biệt, loại tủ này khá thuận tiện khi lắp đặt, chiếm ít diện tích không gian.

b.Tủ điện âm tường nhựa nổi

Tủ điện âm tưởng nhựa nổi được thiết kế với 2 loại cửa trơn và cửa mở. Được sản xuất từ nhựa cao cấp nên khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng. Với độ bền cao chống thấm nước, chống va đập và rò rỉ điện.

Bên cạnh đó, vì chất liệu là nhựa nên giá thành tương đối rẻ hơn với tủ điện kim loại. Tủ điện nhựa cũng được sản xuất nhiều kích thước với số lượng module khác nhau đáp ứng mọi quy mô cho khách hàng.

3.2.Phân loại tủ điện Schneider theo kích thước

a.Kích thước tủ điện theo module

Số module của tủ điện âm tường chính là số thiết bị có thể được lắp ráp bên trong tủ. Thường tủ điện sẽ chứa từ 2-18 module. Số lượng module càng nhiều thì kích thước của tủ càng to. Thay vì gọi tủ điện âm tường 2 module hay tủ điện âm tường 8 module, dân kỹ thuật điện hay gọi tủ điệ âm tường 2 đường hay tủ điện âm tường 8 đường.

Tủ điện âm tường Schneider theo module
Tủ điện âm tường Schneider theo module

Một số tủ điện âm tường theo module được sử dụng phổ biến:

-Tủ điện âm tường Schneider 4 module: lắp đặt được 4 RCCB, RCBO, MCB hoặc ECLB.

-Tủ điện âm tường Schneider 6 module: lắp đặt được 6 RCCB, RCBO, MCB hoặc ECLB.

-Tủ điện âm tường Schneider 8 module: lắp đặt được 8 RCCB, RCBO, MCB hoặc ECLB.

-Tủ điện âm tường Schneider 12 module: lắp đặt được 12 RCCB, RCBO, MCB hoặc ECLB.

b.Kích thước tủ điện theo chiều cao, chiều rộng, chiều sâu:

Khi cần lựa chọn tủ điện phù hợp với lỗ âm tường đã bố trí sẵn, cần quan tâm đến chiều cao, chiều rộng và chiều sâu của tủ.

Để đo kích thước chuẩn của tủ cần tính theo đơn vị mm. Chiều dài và chiều rộng của tủ càng lớn thì chứa càng nhiều module, chiều sâu càng lớn thì càng dễ lắp đặt.

Dưới đây là kích thước chiều cao x chiều rộng x chiều sâu của tủ điện âm tường được dùng phổ biến:

-Tủ 200x200x100mm: Lắp đặt được 2-4 module.

-Tủ 200x300x150mm: Lắp đặt được 4-6 module.

-Tủ 300x400x200mm: Lắp đặt được 6-8 module.

-Tủ 400x600x200mm: Lắp đặt được 8-12 module.

-Tủ 800x600x200mm: Lắp đặt được 18-24 module.

4.Đặc điểm nổi bật của tủ điện Schneider

-Chất lượng: Tất cả sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Mẫu mã và chất lượng của tủ được đảm bảo có độ đồng đều tuyệt đối. Vậy nên, khi lắp đặt tủ điện âm tường có thể an tâm về sự bảo vệ các thiết bị điện cũng như an toàn cho người dùng.

-Thiết kế: Mỗi mẫu tủ được thiết kế với số lượng module khác nhau. Vậy nên khách hàng dựa vào nhu cầu sử dụng thực tế để chọn mẫu phù hợp nhất.

-Độ bền: Tủ điện được sản xuất từ những vật liệu cao cấp, bền và chắc chắn.

5.Ứng dụng của tủ điện Schneider

Tủ điện âm tường Schneider được dùng để chứa các thiết bị điều khiển điện. Vậy nên thường được ứng dụng trong việc đóng/cắt và điều khiển hệ thống điện trong gia đình hoặc đèn chiếu sáng công cộng hay tại các siêu thị, công viên, trung tâm thương mại,…

Tủ điện giúp bảo vệ các thiết bị điện an toàn, tránh các tác động từ môi trường, chống cháy, ăn mòn và oxy hóa. Tủ điện Shcneider đáp ứng các tiêu chuẩn được thiết kế phù hợp với đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Tham khảo thêm 3 loại tủ điện thông dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956