Tủ điện âm tường

Tủ điện âm tường mang lại sự an toàn cho hệ thống điện và các thiết bị điện tử trong gia đình. Tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo, chức năng, phân loại và cách đấu tủ điện âm tường qua bài viết dưới đây.

1.Tìm hiểu về tủ điện âm tường

1.1.Tủ điện âm tường là gì?

Chúng còn được gọi là hộp đựng ổ cắm âm tường. Vật dụng này là thiết bị được sử dụng để chứa các thiết bị điện, aptomat hoặc cầu dao điện,…

Tủ điện âm tường
Tủ điện âm tường

Tủ điện thường được thiết kế với các kích thước khác nhau để người dùng lắp đặt vào tường nhà hoặc các công trình thi công.

1.2.Cấu tạo của tủ

Cấu tạo của loại tủ này không giống như cấu tạo các loại tủ điện thông thường khác, được lắp âm sâu vào trong tường chứ không để lộ ra bên ngoài, chỉ để lộ cần gạt ra để điều chỉnh.

Cấu tạo tủ điện âm tường
Cấu tạo tủ điện âm tường

Với thiết kế có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật với kích thước đa dạng để đáo ứng mọi nhu cầu sử dụng và lắp đặt của khách hàng.

1.3.Chức năng

Tủ điện âm tường là một thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng. Từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện.

Đây là thiết bị được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển.

Đây cũng là vị trí đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng trong quá trình vận hành.

1.4.Đặc điểm riêng biệt

Về chất lượng, tủ điện âm tường được đánh giá là dòng sản phẩm tốt nhất. Tủ điện âm tường được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại giúp đảm bảo chất lượng tuyệt đối của các mẫu tủ điện âm tường.

Vậy nên, khi lắp đặt và sử dụng tủ điện âm tường cho các công trình dân dụng hay công nghiệp, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm. Vật dụng sẽ giúp bảo vệ các thiết bị điện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Về độ bền và tuổi thọ: Tủ điện âm tường được sản xuất từ những chất liệu bền đẹp và chắc chắn. Vậy nên dù lắp đặt ở công trình nào, khách hàng cũng có thể yên tâm về chất lượng, độ bền và tuổi thọ của tủ.

Về thiết kế: Tủ điện âm tường được thiết kế linh hoạt với nhiều số module khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu người sử dụng.

Về giá thành: Có nhiều mức giá thành khác nhau từ nhiều hãng khác nhau trên thị trường hiện nay. Quý khách hàng cần căn cứ vào nhu cầu của mình để lựa chọn được sản phẩm có giá thành phù hợp, có thể tiết kiệm được các chi phí lắp đặt kèm theo.

2.Phân loại kích thước

2.1.Kích thước tủ điện âm tường theo module

Số module của các mẫu tủ điện âm tường chính là số thiết bị có thể lắp đặt được bên trong tủ điện. Thông thường, các mẫu tủ điện âm tường sẽ chứa được khoảng 2-18 module tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và vị trí lắp đặt của thiết bị.

Dân kỹ thuật thường gọi các mẫu tủ điện âm tường có kích thước theo số module là tủ điện âm tường 4 đường, tủ điện âm tường 8 đường hoặc tủ điện âm tường 12 đường.

Tủ điện âm tường theo module
Tủ điện âm tường theo module

Dưới đây là các kích thước phổ biến của tủ điện âm tường:

  • Tủ điện âm tường 4 module: có thể lắp đặt được 4 RCBO, ECLB, MCB hoặc MCB.
  • Tủ điện âm tường 6 module: có thể lắp đặt được 6 RCBO, ECLB, MCB hoặc MCB.
  • Tủ điện âm tường 8 module: có thể lắp đặt được 8 RCBO, ECLB, MCB hoặc MCB.
  • Tủ điện âm tường 12 module: có thể lắp đặt được 12 RCBO, ECLB, MCB hoặc MCB.

2.2.Kích thước tủ điện âm tường theo kích thước chiều cao, chiều rộng và chiều sâu

Cách xác định kích thước này được dùng khi cần một mẫu tủ điện âm tường có kích thước vừa và phù hợp với lỗ âm tường đã được bố trí sẵn trong quá trình thi công xây dựng.

Kích thước chiều cao, chiều rộng và chiều sâu được tính bằng đơn vị milimet. Chiều sâu của tủ điện càng lớn thì càng dễ dàng cho việc lắp đặt. Chiều cao và chiều rộng càng lớn thì càng chứa được nhiều module.

Tủ điện âm tường theo kích thước
Tủ điện âm tường theo kích thước

Một số kích thước tủ điện âm tường được sử dụng phổ biến (chiều cao x chiều rộng x chiều sâu):

  • Tủ điện 200x200x100mm: Lắp đặt được 2-4 module.
  • Tủ điện 200x300x150mm: lắp đặt được 4-6 module.
  • Tủ điện 300x400x200mm: Lắp đặt được 6-8 module.
  • Tủ điện 400x600x200mm: Lắp đặt được 8-12 module.
  • Tủ điện 800x600x200mm: Lắp đặt được 18-24 module.

2.3.Kích thước tủ điện âm tường theo mục đích sử dụng

Ngoài các mẫu tủ điện được xác định theo những cách kể trên, hiện nay thị trường có nhiều loại tủ điện kích thước khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng.

Ví dụ như các mẫu tủ điện âm tường sử dụng trong các công trình dân dụng thường có kích thước nhỏ. Còn các mẫu tủ điện dùng trong hệ thống điện công nghiệp lại có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn. Hơn nữa, độ dày của các tủ này cũng lớn, độ bền cao, có khả năng chống nước, kháng bụi, dễ dàng bảo trì và bảo hành.

3.Các loại tủ điện âm tường tốt nhất năm 2020

3.1.Tủ điện âm tường Schneider

Đây là loại tủ điện âm tường mà người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Tất cả các sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo có độ đồng đều tuyệt đối cả về chất lượng lẫn mẫu mã.

Tủ điện âm tường Schneider
Tủ điện âm tường Schneider

Vậy nên, khi lựa chọn tủ điện âm tường Schneider, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về sự bảo vệ các thiết bị điện cũng như an toàn cho người dùng.

-Thiết kế: Mỗi mẫu tủ được thiết kế với số lượng module khác nhau nên người dùng dễ dàng lựa chọ được mẫu phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng thực tế.

-Độ bền: Tủ điện được sản xuất từ những vật liệu bền, cao cấp và chắc chắn.

3.2.Tủ điện âm tường SINO

Tủ điện SINO là một trong những tủ điện được sản xuất tại Việt Nam với dây chuyền công nghệ hiện đại. Các vật liệu chế tác cao cấp giúp tủ điện SINO tránh các va đập, chống cháy và có độ bền lý tưởng. Tủ điện SINO có thể lắp đặt đến 30 module khác nhau nên việc lắp đặt, đấu nối các dây vô cùng thuận tiện.

Tủ điện SINO có thiết kế hiện đại, màu sắc trang nhã nên được khách hàng vô cùng quan tâm.

Tủ điện âm tường SINO
Tủ điện âm tường SINO

3.3.Tủ điện âm tường Simon

Đối với tủ điện âm tường Simon, khách hàng có thể tùy vào nhu cầu sử dụng chọn thiết kế hình vuông và hình chữ nhật. Có thể lựa chọn mua ổ tủ điện có kích thước phù hợp dựa vào vị trí lắp đặt.

Tủ điện âm tường Simon
Tủ điện âm tường Simon

3.4.Tủ điện âm tường PANASONIC

PANASONIC là hãng công nghệ có xuất xứ từ Nhật Bản. Tủ điện PANASONIC được sản xuất từ vật liệu làm từ hợp kim cao cấp mang đến sản phẩm chất lượng vượt trội cho người tiêu dùng. Bề mặt của tủ điện này còn được phủ Nano tạo độ bền cao, chịu mọi tác động đến từ môi trường bên ngoài.

Tủ điện âm tường PANASONIC
Tủ điện âm tường PANASONIC

3.5.Tủ điện âm tường UTEN

UTEN là một thương hiệu đến từ nước Đức. Sản phẩm tủ điện UTEN được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất của Đức với những thông số kĩ thuật chuẩn châu Âu.

Đây cũng là một hãng tủ điện âm tường được ưa thích ở Việt Nam bởi chất lượng và sự an toàn mà nó mang lại.

Tủ điện âm tường UTEN
Tủ điện âm tường UTEN

4.Cách lắp đặt tủ

Để lắp đặt tủ điện âm tường theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cần phải tuân thủ những bước sau:

Bước 1: Lựa chọn tủ phù hợp với nhu cầu sử dụng

Một trong nhưng điều đầu tiên mà bạn nên lưu ý đó chính là lựa chọn tủ điện âm tường. Cần phải lựa chọn tủ đề phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí về sau cũng như tiết kiệm diện tích không gian của ngôi nhà. Lựa chọn tủ điện có kích thước phù hợp với module phù hợp nhất.

Khi lắp đặt, cần tính toán kỹ lưỡng chiều cao đặt tủ điện, kích thước để đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong gia đình.

Bước 2: Vẽ phác thảo hệ thống điện cần có trong tủ điện

Việc tính toán và vẽ phác thảo trước hệ thống điện cần có trong tủ điện là điều vô cùng quan trọng. Khi có một sơ đồ điện đi hợp lý sẽ tạo nên tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của hệ thống điện.

Hơn nữa, việc vẽ phác thảo hệ thống điện giúp cho mọi người có được sự tiện lợi trong việc sử dụng điện. Giảm các thao tác và an toàn khi sử dụng, giúp phát huy tốt công dụng của tủ điện.

Bước 3: Tiến hành lắp đặt

Sau khi đã vẽ phác thảo hệ thống điện trong nhà thì lắp đặt theo sơ đồ đã phác thảo. Khi lắp đặt hệ thống điện cần đúng theo phác thảo ban đầu để đảm bảo tính thẩm mỹ và sự an toàn về kỹ thuật.

Bước 4: Sắp xếp các thiết bị trong tủ điện theo trình tự hợp lý

Để đảm bảo an toàn, việc sắp xếp các thiết bị theo trình tự hợp lý, khoa học là điều tất yếu. Nếu gặp khúc mắc nên liên hệ hỗ trợ từ phía các nhân viên kỹ thuật.

Bước 5: Đấu dây điện với các thiết bị trong tủ điện

Sau khi tiến hành lắp đặt các thiết bị trong tủ điện vào đúng vị trí thì bắt đầu sắp xếp các đầu dây điện theo trật tự để khi có các sự có xảy ra thì công việc sửa chữa hay kiểm tra các vấn đề sẽ nhanh hơn.

Các loại dây tín hiệu có độ nhạy cao cần được bọc vỏ chống nhiễu để đảm bảo được hoạt động của các thiết bị điện diễn ra tốt nhất.

Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải.

Khi lắp đặt được hệ thống tủ điện thì cần kiểm tra lại 1 lần nữa để hệ thống đấu dây được đảm bảo an toàn và không sai sót để tiến hành cấp điện cho hệ thống tủ điện. Như vậy, quá trình lắp đặt tủ điện đã được hoàn thiện và có thể sử dụng được.

Trên đây là các thông tin về tủ điện âm tường, tham khảo thêm về tủ điện gia đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956