Vỏ tủ điện là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng điện hiện nay. Cùng Hoàng Vina tìm hiểu tính năng, khái niệm, vật liệu làm vỏ và các loại vỏ tủ điện thông dụng hiện nay nhé.
1. Vỏ tủ điện là gì?
a. Khái niệm
Vỏ tủ điện Tiếng Anh được gọi là electrical enclosure hoặc electrical box.
Vỏ tủ điện công nghiệp được đinh nghĩa là các loại vỏ tủ điện được thiết kế và sản xuất theo các yêu cầu kĩ thuật, tiêu chuẩn công nghiệp. Nó thường có dạng hình chữ nhật, có một hoặc hai lớp cánh, phía trước mặt được gắn một đồng hồ để đo chỉ số điện năng, có bảng điều khiển, đèn báo tín hiệu và màn hình hiển thị.
Vỏ tủ điện được dùng để chứa các thiết bị điện như Aptomat, biến áp, biến thế, cầu giao, đồng hồ đo điện, bộ điều khiển,… ở trong nhà máy, xí nghiệp cũng như các công trình điện dân dụng khác.
Đây là một thành phần vô cùng quan trọng bởi nó có chức năng bảo vệ các thiết bị điện, tránh được những hư hỏng cơ bản nhất, nâng cao tuổi thọ thiết bị và an toàn cho người điều hành hệ thống điện. Đặc biệt, vỏ tủ điện công nghiệp có thể giúp vận hành hệ thống điện dễ dàng và dễ sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
b. Vật liệu làm vỏ tủ
Vỏ tủ điện thường được làm từ những tấm kim loại hoặc composit với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Vỏ tủ thường được sơn nhăn hoặc sơn tĩnh điện với các màu sắc khác nhau tùy theo yêu cầu của thiết kế hoặc lĩnh vực sử dụng.
Ngoài ra, nó còn có thể làm bằng vật liệu thép không gỉ để có sức chống ăn mòn cao.
2. 3 loại vỏ tủ điện thông dụng
Vỏ tủ điện thường có 3 loại thông dụng: vỏ tủ điện trong nhà, vỏ tủ điện ngoài trời và vỏ tủ điện đặc biệt.
a. Vỏ tủ điện trong nhà
Vỏ tủ điện trong nhà thường được dùng để đặt trong phòng kỹ thuật điện tổng tại các xưởng công nghiệp, văn phòng, chhung cư, trường học,…
Và vì môi trường hoạt động trong nhà không chịu nhiều tác động quá nhiều bởi nước, không khí và các vật chất khác nên thường được thiết kế ở dạng cánh nổi. Tuy nhiên, một số vỏ tủ trong nhà cũng được thiết kế dạng cánh chìm theo yêu cầu của khách hàng.
Vỏ tủ điện trong nhà thường có chân đế, được đặt trên sàn hoặc treo tường.
b. Vỏ tủ điện ngoài trời
Khác với loại trong nhà, vỏ tủ điện ngoài trời hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, nhiều bụi, nước nên được thiết kế theo dạng cánh chìm. Việc thiết kế theo dạng cánh chìm để đảm bảo được độ bền cho tủ cũng như bảo vệ được các thiết bị bên trong chống nứt, chống nước, bụi và các ảnh hưởng khác từ bên ngoài.
Vỏ tủ điện ngoài trời thường được lắp đặt trong các khu vực máy biến áp, các mạng điện hạ thế,…
Chúng thường có chân đế cao đặt trên nền, hoặc có tai treo trên cột, có mái dốc nước,…
c. Vỏ tủ điện đặc biệt
Vỏ tủ điện đặc biệt là loại vỏ sử dụng vật liệu chống ăn mòn cao như thép sơn tĩnh điện, thép không rỉ (Inox), có gioăng chống nước, được sơn tĩnh điện có khả năng cách điện,… theo các nhu cầu sử dụng đặc biệt.
Vỏ tủ điện đặc biệt thường là vỏ tủ điện phòng cháy chữa cháy.
3. Yêu cầu tiêu chuẩn của vỏ tủ điện công nghiệp
Dưới đây là một số yêu cầu của vỏ tủ điện công nghiệp phổ biến:
– Vật liệu: Tôn đen sơn tĩnh điện.
– Kích thước chiều cao: 800 – 2200mm.
– Kích thước chiều sâu: 250 – 1000mm.
– Kích thước chiều rộng: 500mm trở lên.
– Độ dày vật liệu: 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm.
– Màu sắc: Vỏ tủ được sơn tĩnh điện có màu ghi sần.
– Yêu cầu khác: 2 lớp cánh, mặt kính, chân đế, tai treo, mái dốc nước, ngăn chống tổn thất,…
4. Quy trình sản xuất vỏ tủ điện hiện đại
Thứ nhất: Chúng ta Chọn tấm tôn có kích thước phù hợp cắt theo quy cách mục đích sử dụng rồi tiến hành kiểm tra.
Ở bước này cần lưu ý, nhập tôn đầu vào cần kiểm tra kỹ độ dày tôn, các kích thước dài rộng… phải đúng và đủ tiêu chuẩn. Mặt tôn đẹp, không bị cong vênh hay lượn sóng, sẽ ảnh hưởng tới mặt cánh tủ sau khi chấn gấp.
Thứ hai: Đột lỗ trên máy đột tay hay máy đột CNC rồi tiến hành kiểm tra.
Đột, cắt laser các lỗ khoét mặt cánh tủ, các vị trí liên kết được thiết kế sẵn. Do sản phẩm yêu cầu độ chính xác rất cao nên khâu này đặc biệt phải ko được sai lệnh. Chỉ 1 chút sai sót sẽ phải bỏ cả 1 tấm tôn ảnh hưởng tới tiến độ và ngân sách của công ty.
Thứ ba: Mài nhẵn các lỗ làm sạch bavia rồi tiến hành kiểm tra.
Thứ tư: Chấn định hình rồi kiểm tra.
Khâu chấn gấp định hình vỏ tủ điện khá quan trọng. Công đoạn này người thợ phải có kinh nghiệm đọc bản vẽ thiết kế tốt, có khả năng tư duy cao để biết làm công đoạn nào trước, sau. Tránh gấp sai chiều hay ngược chiều sẽ làm cho khâu lắp ghép không thực hiện được. Nên in các bản vẽ 3D để người thợ nhìn vào cho dễ hình dung và tránh nhầm lẫn.
Thứ năm: Hàn ghép và vệ sinh mối hàn rồi kiểm tra.
Khâu này sau khi hàn mài xong cần kiểm tra các chi tiết lắp ghép thử xem đã chính xác chưa, nếu chưa cần kiểm tra lại xem do đâu để kịp thời căn chỉnh. Kinh nghiệm của Hoàng Vina cho thấy, đối với các đơn hàng lớn nên sản xuất mẫu 1 cái trước khi làm hàng loạt để tránh sai sót hàng loạt và kịp thời căn chỉnh khi phát hiện được.
Thứ sáu: Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch xút
Thứ bảy: Tẩy gỉ bằng dung dịch acid
Thứ tám: Định hình bề mặt bằng hoá chất chuyên dụng
Thứ chín: Phốt phát hóa bề mặt
Thứ mười: Rửa nước, hong khô rồi tiến hành kiểm tra
Thứ mười một: Phun bột sơn tĩnh điện với màu phù hợp rồi kiểm tra
Thứ mười hai: Sấy ở nhiệt độ 190-200oC trong 10 phút
Dây chuyền sơn tĩnh điện hiện đại, quy trình sơn tĩnh điện tại Hoàng Vina được xử lí nghiêm ngặt từ khâu xử lí cơ học (xử lí bề mặt, cong, vênh,…), xử lí hóa chất, sơn tĩnh điện, hong sấy khô,… đến việc kiểm tra chất lượng được thực hiện theo một quy trình khép kín.
Bước cuối cùng là Lắp ráp, hoàn thiện.
Kiểm tra sản phẩm lần cuối, đóng gói sản phẩm.
Hoàng Vina là đơn vị có năng lực sản xuất tủ điện – vỏ tủ điện hàng đầu hiện nay.