Tủ điện PCCC là gì? Cấu tạo và ưu điểm của loại tủ này có gì khác so với các loại tủ khác? Sử dụng chúng có dễ dàng không, nên cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo qua bài viết sau để hiểu thêm về chúng nhé.
1. Tủ điện PCCC là gì?
Tủ điện PCCC hay còn gọi là tủ điều khiển phòng cháy chữa cháy, đây là loại tủ điện điều khiển máy bơm hoạt động để duy trì áp lực nước trong đường ống PCCC ở một mức đã được cài đặt, đảm bảo trong bất cứ sự cố cháy nào xảy ra thì tủ điện điều khiển bơm hoạt động ổn định để cấp nước chữa cháy.
Tủ điện này không thể thiếu trong hệ thống PCCC tại các khu vực như chung cư, nhà kho chứa hàng, các khu sản xuất, trường học, bện viện,…
Tủ điện PCCC được thiết kế với hai chế độ vận hành:
- Chế độ bằng tay (Manual): bật tắt bằng các nút ON/OFF ở cạnh tủ
- Chế độ tự động (Auto): các bơm hoạt động dựa vào tín hiệu của công tắc, cảm biến áp suất được lắp đặt trên đường ống hệ thống chữa cháy.
2. Thông số kỹ thuật cơ bản tủ điện PCCC
Dưới đây là các thông số kỹ thuật cơ bản của tủ điện PCCC cần phải có:
Tiêu chuẩn | IEC/EN 61439-1 |
Điện áp định mức | 0,4kV/0,2kV |
Tần số định mức | 50Hz/60Hz |
Dòng điện thông dụng | 20A-1200A |
Vỏ | Tôn tấm |
Lớp phủ bề mặt | Sơn tĩnh điện màu đỏ |
3. Cấu tạo của tủ điện PCCC
Hệ thống phòng cháy chữa cháy thường được thiết kế theo 2 thiết kế sau:
Thiết kế 1
- 1 bơm bù chạy khi hệ thống đường ống PCCC sụt áp ở mức nhỏ dưới mức áp suất (P1), bơm sẽ chạy để bù áp đạt đến ngưỡng thiết kế.
- 2 bơm điện gồm: 1 bơm chính, 1 bơm dự phòng. Bơm sẽ chạy khi đường ống sút áp nhanh dưới mức áp suất 2 (P2), khi chạm dưới mức cài đặt máy bơm chạy để cấp nước cho đường ống.
Thiết kế 2
- 1 bơm bù chạy để bù áp đến ngưỡng theo thiết kế khi đường ống bị sụt áp ở mức nhỏ dưới mức áp suất (P1)
- 1 bơm điện chạy khi đường ống sụt áp nhanh dưới mức áp suất (P2), bơm sẽ chạy để cấp nước cho đường ống.
- 1 bơm diesel chạy khi đường ống sụt áp nhanh dưới mức áp suất 3 (P3) hay lúc bơm điện không chạy.
- Công tắc áp suất có ngưỡng tác động trên và ngưỡng tác động dưới.
- Bình tích áp được đặt trong trạm bơm chữa cháy nhằm ổn định áp suất cho hệ thống.
- Công tắc dòng chảy lắp tại 2 điểm: sau bơm để xác định tín hiệu bật bơm, lắp trên đường ống đầu vào mỗi tầng.
4. Đặc điểm nổi bật tủ điện PCCC
- Đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống nếu 1 trong số các máy bơm trong hệ thống PCCC gặp sự cố.
- Tiết kiệm được thời gian và công sức cho người dùng.
- Thiết kế tủ điện PCCC nhỏ gọn, tiết kiệm không gian. Dễ hiểu, dễ dàng sử dụng, có tính thẩm mỹ cao.
- Tủ điện PCCC tích hợp thêm biến tần bên trong, giúp tiết kiệm điện năng, giả các chi phí lâu dài cho hệ thống, công trình.
5. Những lưu ý khi sử dụng tủ điện PCCC
Các tủ điện PCCC được sử dụng trong các nhu nhà sản xuất, các kho hàng hóa, hệ thống chung cư, tòa nhà.
Việc thiết kế hệ thống PCCC phải đúng tiêu chuẩn mới có thể bảo đảm được tính mạng, tài sản. Hạn chế được những rủi ro hỏa hoạn. Một số lưu ý bạn nên nhớ:
- Không sử dụng role bảo vệ quá tải đối với động cơ bơm điện.
- Nên lắp đặt đầy đủ đồng hồ V, A, thiết bị báo ngược pha, mất pha, đèn tín hiệu.
- Nên sử dụng bộ sạc ắc quy tự động, sử dụng 2 bình ắc quy để đảm bảo cho bơm diesel hoạt động tuyệt đối.
- Nên đặt mức rơ le tín hiệu vận hành bơm bù áp và bơm điện phù hợp với thực tế hiện.
- Không nên sử dụng tín hiệu báo cạn để dừng bơm khi thiếu nước.
- Phải đảm bảo bể chứa nước chữa cháy phải là nguồn chứa riêng biệt.
- Nguồn điện đi vào tủ điện chữa cháy phải lấy từ trước aptomat tổng của hệ thống điện. Để đề phòng khi có sự cố cháy nổ xảy ra phải cắt lưới điện nhưng nguồn điện vào tủ chữa cháy không bị mất theo.
>>> Xem thêm: Tủ điện