Công việc thiết kế, thi công tủ điện công nghiệp cần phải hiểu được chức năng và biết kích thước của thanh đồng để lập bảng kê vật tư và và vẽ sơ đồ bố trí thiết bị trong tủ cho chính xác.
1.Thanh cái đồng là gì?
Thanh cái đồng là thanh kim loại chất liệu bằng đồng có dạng hình khối bao gồm chiều dài chiều rộng và chiều cao (dày) được gia công đột cắt uốn thành những hình dạng phù hợp để lắp trong tủ điện. Bản thân thanh đồng khi chưa được gia công thì gọi là đồng thanh cái, còn nếu đã được gia công rồi thì gọi làthanh cái đồng.
Đồng thanh cái thường có dạng cuộn và dạng thanh, nó thường mỏng và dài.
2.Chức năng của thanh đồng trong tủ điện
Thanh cái đồng có các chức năng rất quan trọng trong tủ điện như sau:
- Thanh cái đồng có chức năng dẫn điện và phân chia dòng điện từ lưới điện hoặc máy phát điện tới các dây dẫn được kết nối với nó.
- Ngoài ra nó còn là cầu nối trung gian để kết nối các thiết bị trong tủ điện, trạm điện như: đường dây, máy biến áp, máy cắt, dao cách ly, biến điện áp, biến dòng.
- Độ dài và kích thước lớn nhỏ của một thanh cái phụ thuộc vào yêu cầu đấu nối như: số lượng đường dây cần đấu nối vào thanh cái đó, kích thước của tủ diện hay trạm biến áp, yêu cầu chịu tải và một số yếu tốt khác.
3. Kích thước chuẩn của thanh cái đồng (busbar)
Lựa chọn thanh cái (busbar) khi thiết kế, thi công hệ thống điện, lắp ráp tủ điện phân phối, điều khiển rất quan trọng. Cần lựa chọn chính xác theo tiêu chuẩn đối với từng loại thanh cái khác nhau.
#1. Kích thước đồng thanh cái dạng cuộn
Đồng cuộn thường dùng để dập các thanh cái có kích thước nhỏ dùng cho MCB, MCCB dưới 250A.
Khi sử dụng đồng cuộn, chúng ta cần có máy duỗi thẳng thanh đồng trước khi gia công. Đồng cuộn thường có các kích thước sau (dày x rộng mm):
DÀY (mm) | RỘNG (mm) | TIẾT DIỆN (mm2) |
2 | 8 | 16 |
2 | 12 | 24 |
2 | 15 | 30 |
3 | 12 | 36 |
3 | 15 | 45 |
3 | 20 | 60 |
3 | 25 | 75 |
3 | 30 | 90 |
3 | 40 | 120 |
#2. Kích thước đồng thanh cái dạng thanh
Đồng thanh cái dạng thanh thường dùng để dập các thanh cái dùng cho MCCB, ACB.
Đồng thanh cái dạng thanh thường có chiều dài 4m. Bảng tra bề dày x rộng (mm)):
DÀY (mm) | RỘNG (mm) | TIẾT DIỆN (mm2) |
4 | 20 | 80 |
4 | 25 | 100 |
4 | 30 | 120 |
4 | 40 | 160 |
5 | 15 | 75 |
5 | 20 | 100 |
5 | 25 | 125 |
5 | 30 | 150 |
5 | 40 | 200 |
5 | 50 | 250 |
5 | 60 | 300 |
6 | 20 | 120 |
6 | 25 | 150 |
6 | 30 | 180 |
6 | 40 | 240 |
6 | 50 | 300 |
6 | 60 | 360 |
6 | 80 | 480 |
6 | 100 | 600 |
8 | 20 | 160 |
8 | 25 | 200 |
8 | 30 | 240 |
8 | 40 | 320 |
8 | 50 | 400 |
8 | 60 | 480 |
8 | 80 | 640 |
8 | 100 | 800 |
10 | 20 | 200 |
10 | 30 | 300 |
10 | 40 | 400 |
10 | 50 | 500 |
10 | 60 | 600 |
10 | 80 | 800 |
10 | 100 | 1,000 |
12 | 100 | 1,200 |
15 | 100 | 1,500 |
#3. Các kích thước thanh cái thường dùng
Dưới đây là bảng các kích thước thanh cái thường dùng:
DÀY (mm) | RỘNG (mm) | TIẾT DIỆN (mm2) |
2 | 8 | 16 |
2 | 12 | 24 |
2 | 15 | 30 |
3 | 15 | 45 |
3 | 20 | 60 |
5 | 20 | 100 |
6 | 20 | 120 |
10 | 20 | 200 |
6 | 30 | 180 |
10 | 30 | 300 |
6 | 40 | 240 |
10 | 40 | 400 |
6 | 50 | 300 |
10 | 50 | 500 |
6 | 60 | 360 |
10 | 60 | 600 |
6 | 80 | 480 |
10 | 60 | 600 |
6 | 100 | 600 |
10 | 100 | 1,000 |
Tùy vào yêu cầu công trình, tùy vào yêu cầu thiết kế và giá thành đầu tư mà ta lựa chọn các loại đồng thanh cái cũng khác nhau. Dù lựa chọn theo yêu cầu nào thì yếu tố thông số kỹ thuật chịu tải phải luôn được đảm bảo nghĩa là kích thước thanh đồng và độ nguyên chất của đồng phải được ưu tiên hàng đầu, xem thêm bài viết Làm sao để chọn dây dẫn, thanh cái theo đúng tiêu chuẩn IEC 60439? để có cơ sở lựa chọn phù hợp.