Lumen là gì? Cách tính lumen cho đèn LED

Lumen là gì? Khi đi mua đèn chắc hẳn các bạn đều nhìn thấy qua thông số này trên các hộp, bao bì của đèn nhưng lại không hiểu được chúng có ý nghĩa gì. Vậy lumen có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng ánh sáng của đèn. Hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu thêm về Lumen là gì? nhé. 

1. Lumen là gì?

Lumen là gì?
Lumen là gì?

a. Định nghĩa

Lumen hay còn được gọi là quang thông, chính là độ sáng hoặc công suất phát sáng của đèn. Chúng biểu thị mức độ ánh sáng của nguồn đèn. Khi bạn lựa chọn các loại đền cần phải quan tâm đến các chỉ số này.

Đơn vị của lumen trong các hệ đơn vị SI, CGS là lumen, kí hiệu lm.

Ngoài ra, lumens còn được hiểu là: Lumen là đơn vị dẫn xuất SI của quang thông, là thước đo tổng lượng ánh sáng khả kiến phát ra từ một nguồn.

b. Thông số Lumen trên đèn LED

Thông số Lumen trên đèn LED

Trước đây, khi mua các thiết bị chiếu sáng như đèn sợi đốt hoặc huỳnh quang thì người mua chỉ chú ý đến các công suất như watts hay mặc định công suất càng lớn thì đèn sẽ càng sáng.

Nhưng ít ai lại biết được trên thực tế lượng ánh sáng phát ra từ bóng đèn sẽ đo bằng lumen chứ không phải watts. Watts chỉ là đơn vị đo lượng điện năng tiêu thụ của nguồn sáng.

Lumen được chú ý nhiều hơn khi đèn chiếu sáng hiệu suất cao ra đời, nên khi mua bạn nên chú ý nó được ghi trên các bao bì hoặc được cung cấp từ nhà sản xuất.

Ví dụ:

  • Đèn sợi đốt có hiệu suất khoảng 10 – 20 lm/watt.
  • Đèn huỳnh quang từ 40 – 50 lm/watt.
  • Đèn LED từ 80 – 100 lm/watt.

2. Ansi lumen là gì?

Ansi lumens là gì?

a. Định nghĩa

Ansi lumens viết tắt từ American National Standard Institute, được định nghĩa và phát triển bởi Hiệp hội tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI), được quốc tế sử dụng rộng rãi.

Ansi lumens là một đơn vị đo cường độ ánh sáng, được áp dụng riêng khi nhắc đến độ sáng của máy chiếu. Trong lịch sử, tiêu chuẩn Ansi của lumen đã được phát minh vào năm 1992.

Ansi lumens là thước đo tiêu chuẩn được mọi nhà sản xuất máy chiếu trên thế giới ưa chuộng vì nó cung cấp kết quả chính xác hơn đơn vị lumen.

Vì thế bạn có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết thông số độ sáng máy chiếu điều đi kèm với đơn vị Ansi lumens chứ không phải là lumen.

b. Sự khác biệt giữa Ansi lumens và lumen là gì?

Để so sánh giữa Ansi lumen và lumen thì điểm chung duy nhất của chúng là đơn vị đo lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng.

Điểm khác nhau giữa chúng là:

  • Ansi lumen: Hiển thị độ sáng của hình ảnh được chiếu lên màn hình. Tính trung bình độ sáng đo được từ 9 vùng riêng biệt của màn hình chiếu.
  • Lumen: Hiển thị độ sáng phát ra trực tiếp từ nguồn sáng. Trực tiếp đo độ sáng của nguồn sáng.

Ngoài ra Ansi lumen cũng được xem là một lumen hưu ích.

c. Quy đổi Ansi lumen ra lumen

Trên thực tế thì không một thước đo chính xác nào để tính toán được 1 Ansi lumen bằng bao nhiều lumen, vì chúng còn phụ thuộc vào công nghệ chip xử lý và loại nguồn sáng.

Với kinh nghiệm đi kèm với nhiều kết quả so sánh thực tế thì cho thấy 1 Ansi lumens = 3 lumen. Điều này đông nghĩa với 1 máy chiếu 3000 lumen thực tế chỉ là 1000 ansi lumens.

3. Công thức tính lumen

a. 1w bằng bao nhiêu lumen? Cách tính Lumen chi tiết

Thông thường, đèn LED 1w = 100 đến 150 lumen. Một số loại đèn kém chất lượng chỉ đạt khoảng 70lm/1w.

Ví dụ: đèn LED highbay 200w có hiệu suất phát quang là 130lm/w thì lumen đạt 26000lm.

Công thức tính lumen:

1 lumen = watt

1 lm = 1 cd . sr

Trong đó:

  • Cd (candela) là công suất chiếu sáng trên 1 đơn vị diện tích theo 1 hướng cụ thể.
  • sr là diện tích radian foot vuông.

b. Light output là gì?

Light output nghĩa là cường độ ánh sáng của 1 nguồn sáng nhất định.

Lumen = Light Output.

c. Bảng ước tính đơn vị Watts quy đổi sang đơn vị Lumen

Đơn vị WattĐơn vị Lumen
25W
  • Đèn thường: 230 – 270
35W
  • Đèn rọi: 250 – 280
  • Đèn rọi: 200 – 300 Useful Lumens
  • Đèn thường: 390 – 410
40W
  • Đèn thường: 440 – 460
50W
  • Đèn rọi: 330 – 400
  • Đèn rọi: 350 – 450 Useful Lumens
60W
  • Đèn thường: 800 – 850
75W
  • Đèn thường: 1000 – 1100
100W
  • Đèn thường: 1500 – 1600

4. Phân biệt Lux và Lumen

Phân biệt Lux và Lumen

Trước tiên, chúng ta sẽ nhắc lại khái niệm về Lux để các bạn đọc sẽ nắm rõ hơn:

“Lux là đơn vị đo độ rọi ánh sáng trong SI. Thông số này dùng để đánh giá lượng cường độ ánh sáng mà con người có thể cảm nhận được”

Lux ký hiệu là lx. Quy đổi: 1 lx = 1 lm/m2.

Để đo quang thông trong SI: 1 lx = 1 cd sr / m2.

Vậy lux và lumen có gì khác nhau?

Tiêu chíLuxLumen
Ký hiệu
  • lx
  • lm
Cách tính
  • Tính theo diện tích của lượng quang thông chiếu sáng cho một không gian nhất định
  • Là tổng lượng quang thông từ một nguồn sáng phát ra

5. Những lưu ý về Lumen khi mua đèn LED

Những lưu ý về Lumen khi mua đèn LED

  • Chọn đèn led có lumen phù hợp với không gian và nhu cầu cần chiếu sáng. Bởi lumen có ảnh hưởng tới độ sáng của đèn LED.
  • Lumen càng cao thì công suất càng cao nên sẽ tiêu hao nguồn điện năng nhiều hơn. Do đó, chỉ nên chọn công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Chỉ số lumen tỉ lệ thuận với hiệu suất phát quang, lumen cao thì hiệu suất cũng cao. Khả năng tiết kiệm điện đạt tối ưu cho người dùng.
  • Nên lựa chọn đèn LED có lumen phù hợp với công suất và hiệu suất phát quang để đảm bảo tính ổn định trong quá trình sử dụng.

Thông số Lumen cho các không gian phổ biến

Không gianLumen (lm/m2)
Phòng khách400 – 500
Phòng ngủ300 – 400
Phòng bếp300 – 400
Phòng tắm500 – 600
Hành lang300

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi lựa chọn đèn LED

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956