Đầu cos đồng là gì? phân loại và ứng dụng của các loại cos đồng được sử dụng phổ biến nay sẽ được tổng hợp qua bài viết sau đây.
1. Đầu cos đồng là gì?
Để đi tìm hiểu về đầu cos đồng, chúng ta sẽ cùng nói sơ qua về khái niệm về đầu cos để các bạn có thể nắm bắt hơn.
Đầu cos có tên tiếng Anh là COSSE hoặc Terminal là thiết bị kết nối trong ngành điện, có tác dụng truyền tải điện năng nhằm tăng khả năng dẫn điện giữ cáp điện với cáp điện hoặc giữa cáp điện với các thiết bị khác.
Vậy đầu cos đồng là gì?
Đầu cos đồng cũng có khái niệm như trên, nhưng tên gọi khác đi để người dùng dễ dàng phân biệt chất liệu của chúng. Hiện nay đây là loại cos được sử dụng phổ biến nhất được làm từ đồng nguyên chất với hàm lượng đồng lên đến 99,9%. Đầu cos đồng cũng có khả năng dẫn điện tốt nhất, bên ngoài có một lớp mạ giúp tăng độ tiếp xúc, chống ăn mòn và bảo vệ người dùng sử dụng an toàn tuyệt đối.
2. Phân loại các loại đầu cos đồng
Đầu cos đồng đúc: hay còn gọi là đầu cos đồng đúc đỏ, loại đầu cos này được sản xuất từ việc sử dụng khuôn đúc dựa trên công nghệ hiện đại. Chất lượng của chúng thường cao hơn sử dụng cho các dòng điện áp và dòng điện cao. Được làm từ đồng đỏ với hàm lượng đồng cao đến 96% nên tính dẫn điện rất tốt. Có đặc tính dẫn điện tốt nên được ứng dụng nhiều trong việc đấu nối các loại bình ắc quy xe máy, xe đạp điện, ô tô.
Đầu cos đồng nhôm: chúng không hoàn toàn được làm từ đồng nguyên chất mà được kết hợp cùng với nhôm nguyên chất. Phần đầu cos được làm từ đồng và phần thân được làm từ nhôm. Chính vì vậy mà giá thành của chúng rẻ hơn so với loại đầu cos được làm từ đồng nguyên chất mà khả năng dẫn điện cũng không bị giảm đi.
Đầu cos đồng bít SC: hay còn được gọi với tên tiếng Anh là SC Cable Lug được làm từ đồng mạ kẽm. Ưu điểm nổi bật nhất của loại đầu cos này là dày dặn, không bị gãy, vỡ khi đang sử dụng. Chúng được chia thành 2 loại là đầu cos đồng bít 1 lỗ và đầu cos đồng bít 2 lỗ.
Đầu cos đồng tròn: được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và dân dụng, được sử dụng trong các đầu nối MCB, MCCB, tủ bảng điện, máy phát hệ thống cơ điện công trình, nối tiếp cho các cáp điện. Được sản xuất theo tiêu chuẩn CE bằng nguyên liệu đồng nguyên chất, chống oxi hóa giúp tăng khả năng kết nối, truyền tải điện đáng kể. Được chia thành hai loại là đầu cos đồng tròn phủ nhựa và đầu cos đồng trần.
Đầu cos đồng chữ Y: hay còn được gọi là đầu cos chỉa được làm từ đồng, sử dụng khá phổ biến hiện nay. Được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu, vì vậy nó thích hợp cho hầu hết các loại cáp điện, thiết bị. Đầu cos chữ Y có 2 loại: Đầu cos chữ Y trần và đầu cos chữ Y bọc nhựa.
Đầu cos đồng nối: hay còn thường gọi là đầu cosse nối thẳng hoặc đầu cốt thẳng là một loại đầu nối dây điện ( cút nối dây điện ) được chế tạo từ chất liệu là đồng thau 60% mạ thiếc chống gỉ theo công nghệ mạ tĩnh điện đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật cũng như thẩm mỹ. Là một thiết bị chuyên dụng để kết nối các loại dây cáp điện có tiết diện tương đồng hoặc có độ chênh lệch không đáng kể.
Đầu cos đồng pin: là loại đầu cos làm từ đồng hoặc đồng thau có phủ nhựa PVC chia thành ba loại là đầu cosse pin rỗng, đầu cosse pin đặc, đầu cosse pin dẹt. Đầu cosse pin được ứng dụng trong các tủ điện, nối cáp điện,… sử dụng phổ biến trong các lưới điện có nhiều phụ tải.
3. Ứng dụng của đầu cos đồng
Các loại đầu cos đồng trên thị trường hiện nay có nhiều công dụng khác nhau, nhưng đây hầu như là thiết bị không thể thiếu đối với một hệ thống điện. Với chức năng kết nối, truyền tải trong các tủ điện, đem lại sự chắc chắn hơn so với các loại cáp điện. Thường sử dụng cho các thiết bị như MCB, MCCB, máy phát điện,…
Các loại đầu cosse trên thị trường đang được lựa chọn để sử dụng trong việc đi các đường dây cáp điện mang lại hiệu suất làm việc, khả năng truyền tải điện của hệ thống, đường dây tăng lên đáng kể. Giảm thiểu nguy cơ chập cháy điểm kết nối, giúp hệ thống của bạn làm việc ổn định hơn. Ngoài ra, nó còn làm tăng độ thẩm mỹ của tủ điện, cầu đấu,…
>>> Tham khảo: Bảng giá đầu Cosse (đầu cốt) mới nhất 2021