CB là gì? Aptomat là gì?

CB là gì? Aptomat là gì? Chắc hẳn 1 điều mà ít ai biết đến là hai tên gọi này tuy khác nhau nhưng thực chất lại là một thiết bị. Cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc của tên gọi này nhé.

CB là gì? Aptomat là gì?

CB là gì? Aptomat là gì? Nghe khác biệt nhưng thật ra đây lại là tên của một thiết bị điện vô cùng quan trọng trong các hệ thống điện dân dụng cũng như trong công nghiệp. CB được viết tắt từ Circuit Breaker, Aptomat là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Nga.

Là tên gọi thay thế cho CB, ngoài ra CB còn được gọi với tên gọi khác là: cầu dao tổng, cầu dao tự động,… thiết bị này ra đời để thay thế cho cầu dao tổng. Dùng để ngắt nguồn điện vào một hệ thống hay một phụ tải một cách tự động. Khi dòng điện xảy ra sự cố như ngắn mạch, quá tải, sụt áp,…

Ngoài ra CB còn giúp chống rò dòng, tránh tình trạng điện giật, có thể dùng chống sấm sét,… Mang lại sự an toàn cho người dùng điện.

CB là gì? Aptomat là gì?

CB là gì? Aptomat là gì?

CB đã dần thay thế các cầu dao điện, cầu chì lỗi thời. Bắt gặp nhiều ở nhiều ứng dụng trong dân dụng và gia đình. Các cơ sở hạ tầng: bệnh viên, trường học, nhà máy, xí nghiệp,…

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của CB

Sau khi giải đáp được thắc mắc CB là gì? Aptomat là gì? cùng đến với cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng nhé.

1. Cấu tạo của CB: 

cau tao của CB

Xét về cơ bản Cb bao gồm 4  bộ phận: tiếp điểm, hồ quang điện, cơ cấu truyền động cắt CB, móc bảo vệ.

Tiếp điểm: Tùy vào từng loại CB sẽ có số tiếp điểm khác nhau.Sẽ có từ 2-3 các tiếp điểm.

  • Thông thường thì CB cơ bản sẽ có 2 tiếp điểm: tiếp điểm chính và tiếp điểm hồ quang.
  • Còn loại CB được thiết kế thành 3 cấp điểm sẽ gồm: Tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, tiếp điểm hồ quang.

Hồ quang điện: CB sẽ có hai kiểu hồ quang điện

  • Kiểu nửa kín: Thường được lắp đặt trong vỏ kín CB và có lỗ thoát khí. Không sử dụng được cho dòng điện quá 50kA
  • Kiểu hở: Kiểu này sẽ được dùng cho dòng điện lớn hơn 50kA và các điện áp lớn hơn 1000V.

Cơ cấu truyền động cắt CB: Có hai cách để truyền động cắt là bằng tay hoặc bằng cơ điện.

  • Truyền động cắt CB bằng tay sử dụng với dòng điện dưới 600V.
  • Truyền động cắt CB bằng cơ điện sử dụng với dòng điện trên 1000V

Móc bảo vệ: Dùng bảo vệ các thiết bị điện trước những sự cố. Gồm hai kiểu: móc điện từ và móc rơ le điện. Tùy vào điều kiện thực tế sẽ lắp đặt loại thích hợp.

2. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của tiếp điểm:

  •  Khi đóng mạch, thì tiếp điểm hồ quang sẽ đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ và đến tiếp điểm chính.
  •  Khi ngắt mạch điện, các tiếp điểm sẽ hoạt động theo nguyên tắc ngược lại.

Nguyên lý hoạt động của CB: 

  • Dòng điện sẽ đi ra từ dây nóng và quay ngược về dây mát và ngược chiều nhau. Nếu 2 dây này trở nên bằng nhau thì sẽ sinh ra 2 từ trường biến thiên, bị triệt tiêu làm điện áp. Cuộn thứ cấp bị biến dòng thành 0.
  • Nếu khi điện áp đi qua 2 dây bị rò, dòng điện trên 2 dây khác nhau và từ trường cùng sinh ra biến thiên làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây.

cb la gi

CÁCH LẮP ĐẶT CB AN TOÀN

Trước khi tiến hành lắp đặt VB, bạn phải xem xét môi trường lắp của bạn, dòng điện sẽ phù hợp với loại CB nào và chọn mua. Sau đó tiến hành lắp đặt.

 

Closeup view of young handyman fixing fuseboard with screwdriver Premium Photo

Bước 1: Ngắt hệ thống điện

Bước 2: Bắt vít lắp CB vào tủ điện, bảng điện có nắp đậy. Đầu line nằm phía trên, đầu load nằm phía dưới. Khi bắt vít phải bắt cẩn thận, chắc chắn, không lỏng lẻo, sẽ gây mất sự an toàn khi sử dụng.

Bước 3: Đấu dây điện vào CB

  • Gắn nguồn AC vào đầu line, đầu ra gắn với phụ tải và cọc load.
  • Dây nóng đấu vào cọc L, dây nguội đấu vào cọc N
  • Không găn ngược các dây để tránh gây chập, nổ

Bước 4: Hoàn thiện việc lắp đặt, kiểm tra lại các quy cách rồi mới sử dụng.

Bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về CB là gì? Aptomat là gì? . Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về CB là gì? Aptomat là gì?

Tham khảo thêm về MCCB là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956