Các loại biến dòng đo lường phổ biến

Các loại biến dòng đo lường hiện nay trên thị trường đa dạng về mẫu mã lẫn thương hiệu. Việc lựa chọn được biến dòng đo lường chất lượng sẽ giúp bạn sử dụng chúng hiệu quả hơn và lâu dài hơn. Dưới đây là một số thương hiệu bạn có thể tham khảo khi lựa chọn.

1. Khái niệm về biến dòng đo lường

Khái niệm về biến dòng đo lường

Biến dòng đo lường còn có tên gọi tiếng Anh là Current Transformer nên hay được gọi bắt là biến dòng CT. Đây là một thiết bị không thể nào thiếu trong hệ thống giám sát điện.

Biến dòng được sử dụng trong việc đo lường dòng điện xoay chiều ở mức lớn, thiết bị sẽ điều chỉnh dòng điện xoay chiều lớn đến một giá trị nhỏ giúp cho việc đo lường dòng điện được an toàn và chính xác nhất.

Nói một cách dễ hiểu thì máy biến dòng điện là thiết bị điện dùng để biến đổi dòng điện có trị số cao xuống dòng điện có trị số tiêu chuẩn 5A và 1A.

Biến dòng hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Tức là nó chuyển đổi tỉ lệ giữa đầu vào và đầu ra. Hay nói một cách cụ thể là nó chuyển đổi tỉ lệ giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp khi có nguồn điện đi qua chúng.

Các biến dòng đo lường thường được lắp trên các tủ điện nguồn, tủ động lực. Các dây điện đi xuyên qua tâm của chúng.

2. Phân loại biến dòng đo lường

Dưới đây là 4 loại biến dòng đo lường phổ biến nhất mà bạn có thể lựa chọn:

2.1 Biến dòng vuông, tròn

Biến dòng vuông, tròn

Biến dòng vuông, tròn có thiết kế bao gồm một 1 cuộn thứ cấp được thiết kế quấn quanh lõi và 1 cuộn sơ cấp đi qua lỗ ở bên trong lõi, cụm cũng được đặt trong khuôn của biến dòng.

Ngoài ra vật liệu tạo thành có tính năng cách điện cũng được bao bọc xung quanh biến áp để đảm bảo an toàn diện quá trình sử dụng.

Cùng với đó, các vòi cũng được thiết kế đưa ra ngoài cuộn dây, tại vị trí lỗ rỗng sẽ có đường dây điện chính đi qua.

2.2 Biến dòng dạng thanh

Biến dòng dạng thanh

Đây là loại biến dòng có thiết kế 1 thanh đặc bằng đồng hoặc nhôm hay còn gọi là biến dòng có busbar được đặt qua lỗ rỗng và luôn cố định.

Loại biến dòng dạng thanh này có khả năng chịu được áp lực quá dòng rất lớn, nhưng quá trình sử dụng bạn cần chú ý lặp đặt đúng cách, nhất là với các ruột dẫn đặt liền kề. Điều này đảm bảo an toàn cho biến dòng, tránh trường hợp bị hư hỏng do các ứng suất từ.

2.3 Biến dòng dạng quấn

Biến dòng dạng quấn

Biến dòng dạng quấn có đặc điểm nổi bật là dây thứ cấp và sơ cấp được thiết kế riêng biệt và quấn quanh lõi với nhiều lớp khác nhau. Theo đó, cuộn dây sơ cấp sẽ được quấn với 1 hay nhiều vòng. Tiết diện các vòng dây có tiết diện lớn hơn và được mắc nối tiếp đến mạch cần đo

2.4 Biến dòng cao thế

Biến dòng cao thế

Loại biến dòng này được sử dụng phổ biến ở các trạm biến áp ngoài trời, có thiết kế có thể chứa nhiều lõi. Ngoài ra, cấu tạo của chúng còn có cuộn dây thứ cấp và nhiều lớp cách điện.

Thường biến dòng cao thế được phân loại thành 4 dòng cơ bản gồm: loại điện áp dòng điện kết hợp, loại ghép tầng hay bu lông mắt, loại bể kẹp tóc và loại lõi trên cùng.

3. Các dòng biến dòng đo lường phổ biến

Dưới đây là một số thương hiệu biến dòng đo lường phổ biến trên thị trường hiện nay, bạn có thể tham khảo qua khi lựa chọn:

3.1 Biến dòng Schneider

Biến dòng Schneider

Schneider là một thương hiệu lớn đến từ Pháp chuyên sản xuất các thiết bị đóng ngắt, biến dòng, biến tần, MCCB, aptomat,… Với ưu điểm về công nghệ cũng như độ bền về chất lượng, Schneider đã trở thành tập đoàn thiết bị điện công nghiệp hàng đầu Châu Âu có nhà máy sản xuất được đặt trên 30 quốc gia.

Ưu điểm biến dòng đo lường Schneider:

  • Đa dạng các kiểu như C, M, V, D
  • Thiết kế nhỏ gọn
  • Lắp đặt và sử dụng dễ dàng
  • Dòng chuyển đổi ổn định
  • Cách điện tiêu chuẩn toàn cầu

3.2 Biến dòng Emic

Biến dòng Emic

Thương hiêu biến dòng Emic được xuất xứ từ Việt Nam, ra đời từ năm 1983. Emic là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chế tạo thiết bị đo điện.

Sản phẩm thiết bị đo điện thương hiệu EMIC được chế tạo bởi đội ngũ công nhân tay nghề cao; có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị điện. Các sản phẩm công tơ điện 1 pha, 3 pha loại cơ của EMIC đã nổi tiếng trên thị trường với hàng triệu công tơ được lắp đặt trên lưới điện Việt Nam.

Đặc trưng:

  • Lõi tôn bằng tôn silic chất lượng cao loại có định hướng, độ thẩm từ cao, tổn hao thấp.
  • Dây quấn bằng dây êmay chất lượng cao. Nhiệt độ làm việc lên tới 155°C.
  • Lõi tôn và cuộn dây được bao bọc bằng Epoxy đảm bảo cách điện cao, chịu ẩm tốt.
  • Số tỷ số biến dòng 1÷2
  • Vỏ ngoài bằng nhựa hoặc Epoxy đảm bảo cách điện giữa cuộn dây thứ cấp với cuộn dây sơ cấp (Cáp hoặc thanh cái).
  • Cửa sổ rộng, dễ luồn cáp hoặc thanh cái.
  • Có thể thay đổi tỷ số biến dòng bằng cách thay đổi số vòng dây sơ cấp.
  • Ổ đấu dây có Nắp che bằng nhựa PC và Vít kẹp chì.
  • Đế thép có lỗ 2 lỗ dễ cho việc lắp đặt.
  • Dùng trong nhà hoặc ngoài trời.
  • Chú ý cực tính khi đấu dây.
  • Để phòng ngừa nguy hiểm, mạch thứ cấp của Máy biến dòng phải luôn nối với phụ tải hoặc ngắn mạch

3.3 Biến dòng đo lường Omega

Biến dòng đo lường Omega

Omega là một thương hiệu lớn của Mỹ nổi tiếng với các loại biến dòng 3 pha; biến dòng bảo vệ đo lường tải của dòng điện.

Tính năng đặc biệt:

  • Tiêu chuẩn áp dụng: IEC61869-1 & 2
  • Vỏ: Nhựa Epoxy
  • Lớp cách nhiệt: E (tối đa 120 ° C)
  • Điện áp thử nghiệm: 3KV 50 Hz trong 1 phút.
  • Dòng định mức chính: 100A đến 1200A
  • Dòng thứ cấp định mức: Tiêu chuẩn 5A
  • Dòng điện liên tục: 1,2X Dòng điện định mức
  • Điện áp hệ thống định mức: 0,72 / 3KV
  • Phạm vi nhiệt độ môi trường: -20 đến + 45 ° C
  • Phạm vi nhiệt độ bảo quản: -50 đến + 80 ° C
  • Kích thước nhỏ gọn.
  • Nắp đầu cuối trong suốt.
  • Treo tường.
  • Thiết bị đầu cuối với vít tự nâng.

3.4 Biến dòng Seneca

Biến dòng Seneca

Seneca là một thương hiệu lớn của Italy chuyên sản xuất các thiết bị đo lường nhiệt độ; bộ chia tín hiệu 4-20mA, bộ cách ly chống nhiễu analog.

Ưu điểm của biến dòng Seneca là khả năng chuyển đổi trực tiếp về dạng 4-20mA hoặc 0-10V. Nhờ tín hiệu dạng này mà ta có thể đưa trực tiếp về PLC để lập trình; điều khiển quản lý điện.

4. Cách lựa chọn biến dòng đo lường

Biến dòng CT đo lường dòng điện xoay chiều thường có dòng tải lớn, còn các thiết bị đọc dòng điện xoay chiều thường đọc được các giá trị 5A hoặc giá trị 10A.

Để chọn được biến dòng CT chuẩn thì bạn nên biết một số kiến thức nhất định về dòng tải điện như cần biết dòng tải lớn nhất khi đi qua biến dòng có giá trị là bao nhiêu. Sau đó mới chọn đến giá trị biến dòng cao hơn hay bằng giá trị thực tế mà dòng điện đi qua biến dòng.

Cụ thể cường độ dòng điện đi qua biến dòng được tính bằng công thức như sau: l=1/3 X S/U.

Trong đó:

  • S là công suất toàn phần, S = P có thể chia cho hệ số công suất. Người ta có thể dùng tụ bù để tăng được hệ số công suất.
  • U là hiệu điện thế đi qua biến dòng CT.

Để hiểu rõ cách sử dụng công thức trên chúng ta có thể tham khảo ví dụ minh họa sau:

Bạn có một hệ thống điện tải 3 pha có hiệu điện thế là 220v và mang công suất là 100kw thì ta suy ra công thức tính dòng điện như sau:

I = 1/3 x 100.000 / 220V = 151.5 A. Tạm xem hệ số công suất là = 1.

Như vậy, cần phải chọn biến dòng lớn hơn giá trị tính theo tiêu chuẩn có biến dòng là 200/5A và 150/5A, vì vậy nên chọn biến dòng 200/5A. Người dùng cần phải chọn đồng hồ ampe cùng thông số có giá trị đọc là 200/5A để hiển thị được giá trị ampe này.

>>> Xem thêm: Máy biến dòng là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline : 0912.434.956